XỬ LÝ VƯỚNG MẮC KHI THỰC HIỆN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

10/06/2021 688 lượt xem    

C/v 5903/TCHQ-TXNK năm 2020 xử lý vướng mắc triển khai thực hiện Luật quản lý thuế do Tổng cục Hải quan ban hành.

Trả lời c/v số 1586/HQTN-NV ngày 28/7/2020 của Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh; số 1491/HQĐNa-TXNK ngày 29/7/2020 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai; số 1580/HQLA-KTS ngày 3/8/2020 của Cục Hải quan tỉnh Long An, số 2469/HQHCM-TXNK ngày 26/8/2020 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về vướng mắc triển khai thực hiện Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14; Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

XU-LY-VUONG-MAC-KHI-THUC-HIEN-LUAT-QUAN-LY-THUE

1. Về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong thời gian chờ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, kể từ thời điểm hiệu lực thi hành của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 (1/7/2020) đến thời điểm hiệu lực thi hành của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 thì trường hợp ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14; thẩm quyền ấn định thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ; trình tự, thủ tục ấn định thuế, mẫu quyết định ấn định thuế, mẫu quyết định hủy quyết định ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

2. Về phân loại hồ sơ hoàn thuế

Căn cứ quy định tại Điều 73 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế.

Trong thời gian chờ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, kể từ thời điểm hiệu lực thi hành của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 (1/7/2020) đến thời điểm hiệu lực thi hành của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 73 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14; Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:

a) Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau bao gồm:

Hồ sơ của người nộp thuế:

– Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế; theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu;

– Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;

– Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước;

Hồ sơ hoàn thuế:

– Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;

– Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước; nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế; mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;

– Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại; tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

Người nộp thuế:

– Người nộp thuế trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý quá 02 lần (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

– Người nộp thuế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế; được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

– Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;

Hàng hóa:

– Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài; (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu.

b) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau nêu trên.

c) Thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh; Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, Cục Hải quan tỉnh Long An, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh được biết và thực hiện. Chúc các bạn thành công.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội,
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: KiemToanCalico.com | www.calico.vn

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO