Phó Tổng Giám Đốc Đồng Ngọc Ánh

09/12/2019 7182 lượt xem    

Đồng Ngọc Ánh – Phó TGĐ quản lý Thẩm định giá và Thuế

Kiểm toán viên, Thẩm định viên, CEO Thẩm định giá CALIVA

CPA. Đồng Ngọc Ánh với 12 năm kinh nghiệm tư vấn cho hơn 800 doanh nghiệp cả về kiểm toán, thẩm định giá và Thuế:

  • Kiểm toán: Vinacafe, VEC, PGBank, NCB, TCT Cửu Long, NXB Giáo dục, PVGas, TCT Quản lý bay, TCT Bưu điện, TCT Thành An…
  • Thẩm định giá: Giày Thượng Đình, Xăng Dầu Miền Bắc, Bộ Công An, UDIC, Tổng liên đoàn lao động. Các tài sản và các khoản nợ liên kết với Vietinbank, BIDV, MB, SCIC…
  • Tư vấn thuế: Tập đoàn IBS, TCT Sông Hồng, EVS Holding, Tâm Hoàng Việt Group và gần 200 doanh nghiệp SMEs.
  • Tiểu sử: Kiểm toán AISC

Trước đó, ông là chuyên gia kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2011 đến 2017. Trong suốt quá trình công tác, ông Ánh đã trực tiếp điều hành nhiều cuộc kiểm toán lớn, trong đó tiêu biểu có một số khách hàng như:

Các công ty nhà nước

Tổng Công ty Cà phê Việt Nam

Tổng Công ty Cà phê Việt Nam – Công ty TNHH MTV (Tổng Công ty) là Công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Tổng Công ty tổ chức và hoạt động theo điều lệ được ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-TTG ngày 09/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức Công ty mẹ – Công ty con tại Quyết định số 1737/QĐ-TTG ngày 29/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0100101509 với Vốn điều lệ đến hết năm 2018 là 1.150 tỷ đồng.

Lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng Công ty là trồng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, lương thực, nông sản và các loại cây công nghiệp khác. Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, trong đó khối lượng xuất khẩu chủ yếu từ Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện việc kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất cho Tổng Công ty. Công ty mẹ gồm hơn 20 đơn vị thành viên trực thuộc hạch toán phụ thuộc, hơn 30 công ty con TNHH MTV hạch toán độc lập do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn, gần 10 công ty con có cổ phần chi phối, 5 công ty liên doanh liên kết và gần 10 công ty là khoản đầu tư dài hạn khác.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)

Tổng Công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam tiền thân là Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 3033/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Từ ngày 07/7/2010, Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty nhà nước độc lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải sang hình thức công ty TNHH một thành viên và đổi tên thành Tổng Công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam theo Quyết định số 1666/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Tổng Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101573511 với Vốn điều lệ đến hết năm 2018 là 1.000 tỷ đồng.

Lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng Công ty là: Quản lý đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đường cao tốc từ khâu thiết kế đến xây dựng, khai thác, thu phí và kinh doanh các dịch vụ khác hai bên đường cao tốc. Các Dự án đường cao tốc mà Tổng Công ty làm Chủ đầu tư tiêu biểu như: Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường cao tốc Ninh Bình – Cầu Giẽ, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Tổng tài sản của Tổng Công ty đến cuối năm 2018 khoảng 96.000 tỷ đồng.

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện việc chỉ đạo với vai trò trưởng đoàn và trực tiếp thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các công ty con, Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng Công ty. Công ty mẹ có 05 đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc là các ban quản lý dự án và các trung tâm. Báo cáo hợp nhất bao gồm 02 công ty con hạch toán độc lập và 01 công ty liên kết.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long

Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 100% vốn Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 1589/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0311107531 với Vốn điều lệ đến hết năm 2018 là 136 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của Tổng Công ty là thực hiện tư vấn dự án đầu tư và có doanh thu chính từ hoạt động này. Ngoài ra, Tổng Công ty còn thực hiện quản lý kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản mà Nhà nước giao cho Tổng Công ty trong giai đoạn kể từ khi tiếp nhận kinh phí cho đến khi công trình được quyết toán. Giá trị tài sản Tổng Công ty được Nhà nước giao quản lý đến cuối năm 2018 khoảng 31.000 tỷ đồng.

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện việc chỉ đạo với vai trò trưởng đoàn và trực tiếp thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các công ty con, Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng Công ty. Công ty mẹ có 03 chi nhánh trực thuộc hạch toán phụ thuộc. Báo cáo hợp nhất bao gồm 02 công ty con hạch toán độc lập và 01 công ty liên kết.

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam - Công ty TNHH MTV

Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được chuyển đổi từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam theo Quyết định số 2749/QĐ-BGDĐT ngày 06/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100108543 với Vốn điều lệ đến hết năm 2018 là 596 tỷ đồng. Công ty là đơn vị độc quyền xuất bản sách giáo khoa tại Việt Nam. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất sách bổ trợ, sách tham khảo và các công cụ hỗ trợ giáo dục.

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện việc chỉ đạo với vai trò trưởng đoàn và trực tiếp thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các công ty con, Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty. Công ty mẹ có 09 đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc. Báo cáo hợp nhất bao gồm 09 công ty con hạch toán độc lập và 26 công ty liên kết.

Các công ty niêm yết

Công ty CP Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM (Mã CK: SSM)

Công ty Cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM thành lập ngày 31 tháng 08 năm 2001 với tên gọi là Nhà Máy chế tạo kết cấu thép Đà nẵng. Ngày 01 tháng 9 năm 2004, Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành quyết định số 85/2004 /QĐ – BCN về việc chuyển Nhà máy chế tạo kết cấu thép Đà nẵng thành Công ty Cổ phần chế tạo kết cấu thép Đà Nẵng. Ngày 26 tháng 10 năm 2004 Nhà máy đã chính thức đi hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần. Ngày 17 tháng 01 năm 2006 Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định đổi tên là Công ty Cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM. Công ty Cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM là Công ty có số vốn điều lệ đến hết năm 2018 là 55.010.240.000 VNĐ, được niêm yết trên sàn giao dịch của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2008 với mã chứng khoán SSM.

Công ty hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực liên quan đến thiết kế, chế tạo kết cấu thép, cột thép, khung nhà tiền chế; mạ kẽm các sản phẩm cơ khí và dịch vụ mạ kẽm; xây lắp các công trình hệ thống lưới điện và trạm biến áp điện đến 500Kv…

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện chỉ đạo với vai trò trưởng đoàn và trực tiếp thực hiện việc kiểm toán Báo cáo tài chính cho Công ty.

Công ty CP Tập đoàn khách sạn Đông Á (Mã CK: DAH)

Công ty Cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á, tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Đông Á, được thành lập từ năm 2003 bởi 5 cổ đông sáng lập với số vốn điều lệ ban đầu 5,2 tỷ đồng. Trong suốt quá trình gần 13 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua 7 lần tăng vốn phục vụ đầu tư và đến cuối năm 2018 đạt 342 tỷ đồng vốn điều lệ. Công ty chủ yếu tham gia vào lĩnh vực dịch vụ khách sạn với hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và TP. Nha Trang, Khánh Hòa. Bên cạnh đó, Công ty còn mở rộng và tham gia vào lĩnh vực tư vấn, thi công xây dựng và kinh doanh thương mại vật liệu xây dựng, bất động sản, siêu thị.

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện chỉ đạo với vai trò trưởng đoàn và trực tiếp thực hiện việc kiểm toán Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất cho Công ty.

Công ty CP Đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương (Mã CK: DDG)

Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (sau đây được viết tắt là “Công ty”) được chuyển đổi từ Công ty TNHH Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 19 ngày 14/6/2016. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0310103090 lần đầu ngày 25/6/2010 và đăng ký thay đổi lần thứ 22 ngày 22/6/2017. Công ty có trụ sở tại Số 308 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh với vốn điều lệ đến hết 2018 là 143 tỷ đồng.

Công ty hoạt động trên các lĩnh vực chính như: bán hàng hóa, mùn cưa và dịch vụ cấp hơi, nhiệt. Xuyên suốt quá trình hoạt động, Công ty đã xây dựng 11 cái lò hơi tại các khu công nghiệp lớn tại Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tiền Giang… Một số khách hàng lớn của Công ty có thể kể ra như: Nhà máy bia Heineken, Nhà máy Cao su Phước Hòa, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á…

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện chỉ đạo với vai trò trưởng đoàn và trực tiếp thực hiện việc kiểm toán Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất cho Công ty.

Ngân hàng và tổ chức tín dụng

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB)

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt trước đây có tên gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần Sông Kiên, là Ngân hàng cổ phần được thành lập theo Giấy phép số 00057/NH-GP ngày 18/09/1995 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và Giấy phép thành lập Công ty số 1217/GP-UB ngày 17/10/1995 do UBND tỉnh Kiên Giang cấp.

Ngày 22/01/2014: Ngân hàng TMCP Nam Việt chính thức đổi tên thành Ngân Hàng TMCP Quốc Dân theo Quyết định số 86/QĐ-NHNN.

Đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 72.432 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,8% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 11,1% đạt 35.282 tỷ đồng; tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác giảm 29% xuống còn 6.684 tỷ. Huy động tiền gửi khách hàng của NCB tăng nhẹ 3,1%, lên 47.149 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá tăng khá mạnh, tới 70%, lên đến 9.184 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, NCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt gần 91 tỷ đồng, gấp 3 lần mức đạt được trong năm 2017, chủ yếu nhờ lãi từ các hoạt động khác tăng đột biến.

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện chỉ đạo với vai trò trưởng nhóm và trực tiếp thực hiện kiểm tra hồ sơ tín dụng tại các chi nhánh. Đồng thời, anh còn là thành viên thực hiện cuộc kiểm toán tại Hội sở.

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank)

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng. Trải qua gần 20 năm hoạt động, PG Bank đã không ngừng lớn mạnh và từng bước tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt, cùng với sự tham gia của cổ đông chiến lược là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), PG Bank đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc về quy mô và hiệu quả hoạt động. Sự kiện chuyển đổi sang mô hình ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành PG Bank là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề giúp PG Bank bắt kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, tiến từng bước vững chắc trên con đường trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam.

Từ sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động năm 2007, PG Bank đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tổng tài sản của Ngân hàng đạt gần 25.000 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2016.

Bên cạnh chú trọng mở rộng quy mô, nâng cao các chỉ tiêu về an toàn vốn, chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính luôn được coi là trọng tâm trong các kế hoạch hoạt động của PG Bank. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) luôn đáp ứng quy định của NHNN và tiêu chuẩn quốc tế, đạt 18,13% năm 2016.

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện chỉ đạo với vai trò trưởng nhóm và trực tiếp thực hiện kiểm tra hồ sơ tín dụng tại các chi nhánh. Đồng thời, ông còn là thành viên thực hiện cuộc kiểm toán tại Hội sở.

Các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện chỉ đạo với vai trò trưởng nhóm và trực tiếp thực hiện kiểm tra hồ sơ tín dụng, soát xét báo cáo tài chính của Quỹ và báo cáo kiểm toán.

Toàn tỉnh hiện có 31 Quỹ TDND đang hoạt động, với tổng số vốn hơn 2.800 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn trên, từ năm 2016 đến nay, các Quỹ TDND đầu tư cho gần 30.000 lượt thành viên vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, phát triển làng nghề truyền thống… góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là khu vực nông thôn. Để đạt được những kết quả đó, hệ thống Quỹ TDND của tỉnh bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của ngành, linh hoạt trong vận dụng và đổi mới hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tiễn tại từng địa phương.

Tại đây, ông Ánh đã thực hiện chỉ đạo với vai trò trưởng nhóm và trực tiếp thực hiện kiểm tra hồ sơ tín dụng, soát xét báo cáo tài chính của Quỹ và báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Chủ đầu tư: Bộ GTVT.

Ngân sách dự án: 8.974 tỷ đồng – Trái phiếu công trình do VEC phát hành.

Thời gian thực hiện: Xây dựng từ năm 2007 – 2012.

Vị trí dự án: Điểm đầu Km210 trên QL1B (theo đường Pháp Vân – Cầu Giẽ); Điểm cuối: Km265+600 trên QL10 (khoảng Km143+300 theo QL10, đoạn Ninh Bình – Phát Diệm).

Đơn vị tư vấn thiết kế: Tổng công ty TVTK GTVT – CTCP (TEDI).

Đầu tư cải tạo Nhà máy Luyện gang Bắc Kạn

Dự án đầu tư cải tạo Nhà máy luyện gang Bắc Kạn với tổng mức đầu tư gần 440 tỷ đồng đã được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Đây là dự án đầu tiên của Công ty CP Tập đoàn công nghiệp Tây Giang tại tỉnh Bắc Kạn, với sản lượng ước tính đạt 40 nghìn tấn gang luyện thép; 60 nghìn tấn xỉ dầu Manggan và bột kẽm, chì/năm…

Đơn vị phụ trách quản lý và khai thác dự án là Công ty CP khoáng sản Tây Giang Bắc Kạn (Đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp Tây Giang). Trong quá trình thực hiện, Công ty CP khoáng sản Tây Giang đã nhập khẩu, lắp đặt 3.500 tấn thiết bị máy móc, trong đó 2/3 là thiết bị siêu trường, siêu trọng.

Xây dựng hơn 8.000 m2 nhà xưởng, đầu tư toàn bộ hệ thống dây chuyền, thiết bị mới 100% với công nghệ tiên tiến, đồng bộ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến công đoạn luyện kim trong lò cao. Mục đích là sản xuất ra gang và xỉ dầu Manggan, chế biến sâu khoáng sản; tận thu, sử dụng triệt để nguồn quặng sắt – manggan có trữ lượng hàng triệu tấn tại địa phương.

Dự án Nhà máy thủy điện Nậm Na 3

Địa điểm xây dựng: Xã Chăn Nưa, Huyện Sìn Hồ, Tỉnh Lai Châu, Việt Nam.

Chủ đầu tư: Công ty CP tập đoàn Hưng Hải
Công suất lắp máy: 84 MW.

Loại đập: Bê tông trọng lực.
Tổng mức đầu tư: 5.740 (tỷ VND).

Thời gian xây dựng: 2010 – 2015.

Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn

Dự kiến lượng khí cung cấp cho 4 nhà máy điện (với quy mô công suất mỗi nhà máy 750MW), mà theo Quy hoạch điện VII, tiến độ dự kiến Ô Môn 3 đưa vào vận hành là 2020, tuy nhiên tiến độ hiện nay đưa vào khai thác là 2025, Ô Môn 4 dự kiến là 2021 đưa vào vận hành, dự kiến hiện nay là tháng 12/2023. Tổng vốn đầu tư của các dự án điện này khoảng 5 tỷ USD.

Dự án này là dự án trọng điểm quốc gia, còn quốc tế họ gọi là Mega project, vì có 3 yếu tố cấu thành Mega project:

Một là, về quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư (trên 3 tỷ USD).

Hai, là về mức độ phức tạp.

Đây là dự án có quy mô tương đối lớn, giàn công nghệ trung tâm khi đưa vào vận hành là một trong 5 dự án lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và là lớn nhất Việt Nam.

Bên cạnh đó là số lượng giàn, số lượng giếng, tổng số giàn vệ tinh khoảng 52 giàn, và số lượng giếng thì gần 1.000 giếng khai thác.

Ba là, yếu tố kinh tế tác động đến vùng miền và quốc gia.

Dự án này ngoài việc đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực Tây và Nam Bộ, tạo việc làm nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp cho ngân sách Nhà nước trong chuỗi dự án trong vòng hơn 20 năm (khoảng 18 tỷ USD).

Các công việc ông Ánh đã làm khi kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: Thực hiện Kiểm toán hồ sơ pháp lý của Dự án, nguồn vốn đầu tư của Dự án, tình hình thanh toán và công nợ của Dự án. Kiểm toán các hạng mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí khác của Dự án. Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư, kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.

Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước

Công ty Cổ phần Giầy Thượng Đình tiền thân là Xí nghiệp X30, được thành lập tháng 1/1957. Trước khi chuyển đổi sang hình thức CTCP, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi Công ty TNHH MTV Giầy Thượng Đình. Cho đến nay, lịch sử công ty đã trải qua gần 60 năm với bao khó khăn thử thách, thăng trầm để liên tục phát triển và khẳng định vị thế của mình, nhãn hiệu Giầy Thượng Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích sử dụng thường xuyên. Hiện tại, công ty có hơn 145 tỷ đồng vốn hóa thị trường.

Công ty Cổ phần Giầy Thượng Đình tiền thân là Xí nghiệp X30, được thành lập tháng 1/1957. Trước khi chuyển đổi sang hình thức CTCP, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi Công ty TNHH MTV Giầy Thượng Đình. Cho đến nay, lịch sử công ty đã trải qua gần 60 năm với bao khó khăn thử thách, thăng trầm để liên tục phát triển và khẳng định vị thế của mình, nhãn hiệu Giầy Thượng Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích sử dụng thường xuyên. Hiện tại, công ty có hơn 145 tỷ đồng vốn hóa thị trường.

Chứng chỉ đạt được

Cử nhân Kế toán – Học viện Tài chính. Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam. Chứng chỉ Thẩm định viên về giá.

5/5 - (1 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (1 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO