Mục lục bài viết
- 1 Công văn 101315/CT-TTHT năm 2020V/v chính sách thuế GTGT
- 1.1 – Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính
- 1.2 – Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính
- 1.3 – Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính
- 1.4 – Căn cứ Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12
- 1.5 – Căn cứ Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính
- 1.6 – Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính
- 1.7 Căn cứ các quy định trên
- 1.8 Các bài viết liên quan:
- 1.9 Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công văn 101315/CT-TTHT năm 2020
V/v chính sách thuế GTGT
Trả lời công văn số 01/CV-2020 đề ngày 09/10/2020 của Công ty CP tập đoàn Pcorp hỏi về chính sách thuế GTGT.
Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về thuế GTGT với mua lại dịch vụ như sau:
– Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn như sau:
“2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”
– Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính; về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Khoản 7 Điều 3
Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định lập hóa đơn như sau:
“a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16
(Đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)…”
– Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngay 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
(Đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/20T4/TT-BTC và Điều 6 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) về thuế GTGT với mua lại dịch vụ như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”
– Căn cứ Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12
Ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 quy định về các thu nhập chịu thuế TNCN.
– Căn cứ Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, quy định về thu nhập chịu thuế TNCN:
“1. Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
- Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác.
- Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.”
– Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thực hiện thuế GTGT, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định về thuế.
+ Tại điểm b khoản 2 Điều 2 quy định về tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
“b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.”
+ Tại Điều 3 quy định về phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:
“a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
Gồm:
- Cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam;
- Cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định;
- Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân.
Kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn hình thức khai thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này hoặc khai thuế theo từng lần phát sinh hướng dẫn tại Điều này.
Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi, …
b) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
Mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dương lịch
2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu
- Bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội;
- Các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân); mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
…
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
c) Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Căn cứ các quy định trên
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời về chính sách thuế GTGT với mua lại dịch vụ như sau:
Trường hợp Công ty CP tập đoàn Pcorp (sau đây gọi là Công ty) có phát sinh việc bán thẻ nghỉ dưỡng cho khách hàng có thời hạn 5 năm
Mỗi năm khách hàng có quyền đặt phòng 07 đêm (hợp đồng quy định sản phẩm mua đứt bán đoạn, không trả lại), sau đó năm 2020 khách hàng chỉ sử dụng 02 đêm và bán lại cho Công ty 05 đêm với mức lợi nhuận 26%; thì đây không phải hoạt động trả lại hàng nên Công ty không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Việc kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng lại đêm nghỉ dưỡng thực hiện như sau:
– Trường hợp khách hàng là cá nhân thì khi bán lại đêm nghỉ dưỡng cho Công ty
Cá nhân (có thể ủy quyền cho tổ chức kê khai thay) thực hiện kê khai nộp thuế TNCN theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định nếu tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dương lịch của cá nhân trên 100 triệu đồng theo quy định tại Điều 3, Điều 7 Thông tư số 92/2015/TT-BTC .
– Trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp
Khi bán lại số đêm nghỉ dưỡng cho Công ty thì tổ chức, doanh nghiệp phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT, TNDN theo quy định.
Lưu ý:
Từ ngày 01/07/2020, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội có hiệu lực thi hành. Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Cục thuế TP Hà Nội sẽ đăng tải nội dung trên trang web http://hanoi.gdt.gov.vn hướng dẫn người nộp thuế khi các văn bản được ban hành.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế; trường hợp còn vướng mắc về thuế GTGT với mua lại dịch vụ, Công ty liên hệ với Phòng Thanh tra kiểm tra thuế số 5 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty CP tập đoàn Pcorp được biết và thực hiện./.
Các bài viết liên quan:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Hãng kiểm toán Calico
- Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
- Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, QuậnBa Đình, TP. Hà Nội
- VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Hotline: 0966.246.800
- Email: calico.vn@gmail.com
- Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn