Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn các quy định về Xác định doanh thu tính thuế GTGT, TNDN đối với Công ty Dăm mảnh theo hướng dẫn tại Công văn số 4273/TCT-CS ngày 16 tháng 09 năm 2016, cụ thể như sau:
-
Mục lục bài viết
- 1 Xác định doanh thu tính thuế GTGT, TNDN đối với Công ty Dăm mảnh
- 2 Giảm trừ lợi nhuận trước thuế TNDN của Tổng công ty Giấy Việt Nam
- 2.1 – Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần quy định:
- 2.2 – Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần quy định:
- 2.3 – Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định:
- 3 Trả lời công văn số 3083/CT-TTr ngày 23/06/2016 của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ về chính sách thuế đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam và Công ty Chế biến và Xuất khẩu Dăm mảnh, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh Phú Thọ căn cứ quy định tại các văn bản pháp quy nêu trên để xử lý về thuế phù hợp.
Xác định doanh thu tính thuế GTGT, TNDN đối với Công ty Dăm mảnh
Về vấn đề chính sách thuế đối với thỏa thuận giảm giá giữa Công ty chế biến và xuất khẩu Dăm mảnh và Công ty ITOCHU, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2475/TCT-CS ngày 22/06/2015 trả lời Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh (bản photocopy công văn đính kèm).
Đề nghị Cục Thuế tỉnh Phú Thọ phối hợp với Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh căn cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp để làm rõ bản chất thỏa thuận giữa Công ty chế biến và xuất khẩu Dăm mảnh và Công ty ITOCHU, trên cơ sở đó xác định doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
-
Giảm trừ lợi nhuận trước thuế TNDN của Tổng công ty Giấy Việt Nam
– Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần quy định:
“2. Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm chủ động xử lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành (thanh lý, nhượng bán). Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa kịp xử lý, ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa xem xét, quyết định loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao cho các cơ quan sau:
a) Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp quy định tại Điều2 Nghị định này.
b) Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con để xử lý theo quy định đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn do các doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điềulệ.”
– Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần quy định:
“4. Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.”
– Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định:
“5. Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi
Việc xử lý các khoản dự phòng, quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng, dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, chênh lệch tỷ giá, Quỹ dự phòng tài chính và các khoản lãi, lỗ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Cụ thể:
Các khoản lãi phát sinh của doanh nghiệp sau khi sử dụng để bù lỗ (nếu có) theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản do xác định lại để thực hiện cổ phần hóa, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành để làm cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểmbáo cáo tài chính năm thì việc phân phối, trích lập các quỹ của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư này.”
Trả lời công văn số 3083/CT-TTr ngày 23/06/2016 của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ về chính sách thuế đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam và Công ty Chế biến và Xuất khẩu Dăm mảnh, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh Phú Thọ căn cứ quy định tại các văn bản pháp quy nêu trên để xử lý về thuế phù hợp.
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com
Calico2