Bài 53: Bảng kê hóa đơn HHDV bán ra chịu thuế TTĐB phụ lục 01-2/TTĐB

30/01/2019 1425 lượt xem    

Bài 53: Bảng kê hóa đơn HHDV bán ra chịu thuế TTĐB phụ lục 01-2/TTĐB

Phần I: Bảng tính thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào

1. Cột (1): Chỉ tiêu “Số thứ tự”

Ghi thứ tự các hoá đơn, chứng từ hoặc biên lai nộp thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào phát sinh trong các kỳ trước còn chưa khấu trừ hết tiền thuế TTĐB đến kỳ này và các hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào phát sinh trong kỳ này.

2. Cột (2): Chỉ tiêu “Chứng từ hoặc biên lai nộp thuế TTĐB – Ký hiệu”

Căn cứ vào các hoá đơn hoặc chứng từ, biên lai nộp thuế TTĐB đối với nguyên liệu sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB phát sinh trong các kỳ trước còn chưa khấu trừ hết tiền thuế TTĐB đến kỳ này và các hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào phát sinh trong kỳ này, NNT ghi đúng các chỉ tiêu ký hiệu chứng từ hoặc biên lai tương ứng vào các chỉ tiêu (2) của bảng kê này.

Ví dụ: Công ty H sản xuất rượu. Trong kỳ tính thuế, Công ty H có phát sinh các nghiệp vụ sau:

  • Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước 70độ để sản xuất rượu đóng chai; đã nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu, có Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước;
  • Mua của Nhà máy rượu A 2.000 lít rượu nước 45 độ để sản xuất rượu ngâm; có hoá đơn bán hàng của nhà máy rượu A.

Như vậy, Công ty H căn cứ vào Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước (đối với nguyên liệu nhập khẩu) và hoá đơn bán hàng (đối với nguyên liệu mua trong nước) để khai tương ứng vào các chỉ tiêu của Bảng kê này.

3. Cột (3): Chỉ tiêu “Chứng từ hoặc biên lai nộp thuế TTĐB – Số”

Căn cứ vào các hoá đơn hoặc chứng từ, biên lai nộp thuế TTĐB đối với nguyên liệu sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB phát sinh trong các kỳ trước còn chưa khấu trừ hết tiền thuế TTĐB đến kỳ này và các hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào phát sinh trong kỳ này, NNT ghi đúng các chỉ tiêu số trên hoá đơn, chứng từ hoặc biên lai tương ứng vào các chỉ tiêu (3) của bảng kê này.

Ví dụ: Công ty H sản xuất rượu. Trong kỳ tính thuế, Công ty H có phát sinh các nghiệp vụ sau:

  • Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước 70độ để sản xuất rượu đóng chai; đã nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu, có Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước;
  • Mua của Nhà máy rượu A 2.000 lít rượu nước 45 độ để sản xuất rượu ngâm; có hoá đơn bán hàng của nhà máy rượu A.

Như vậy, Công ty H căn cứ vào Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước (đối với nguyên liệu nhập khẩu) và hoá đơn bán hàng (đối với nguyên liệu mua trong nước) để khai tương ứng vào các chỉ tiêu của Bảng kê này.

4. Cột (4): Chỉ tiêu “Chứng từ hoặc biên lai nộp thuế TTĐB – Ngày, tháng, năm”

Căn cứ vào các hoá đơn hoặc chứng từ, biên lai nộp thuế TTĐB đối với nguyên liệu sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB phát sinh trong các kỳ trước còn chưa khấu trừ hết tiền thuế TTĐB đến kỳ này và các hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào phát sinh trong kỳ này, NNT ghi đúng các chỉ tiêu ngày, tháng, năm phát hành trên hoá đơn, chứng từ hoặc biên lai tương ứng vào các chỉ tiêu (4) của bảng kê này.

Ví dụ: Công ty H sản xuất rượu. Trong kỳ tính thuế, Công ty H có phát sinh các nghiệp vụ sau:

  • Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước 70độ để sản xuất rượu đóng chai; đã nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu, có Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước;
  • Mua của Nhà máy rượu A 2.000 lít rượu nước 45 độ để sản xuất rượu ngâm; có hoá đơn bán hàng của nhà máy rượu A.

Như vậy, Công ty H căn cứ vào Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước (đối với nguyên liệu nhập khẩu) và hoá đơn bán hàng (đối với nguyên liệu mua trong nước) để khai tương ứng vào các chỉ tiêu của Bảng kê này.

5. Cột (5): Chỉ tiêu “Tên nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB”

NNT ghi tên của nguyên liệu mua vào để sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB theo từng hoá đơn, chứng từ nộp thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào.

Trường hợp có nhiều loại nguyên liệu thì theo dõi riêng theo từng loại nguyên liệu.

6. Cột (6): Chỉ tiêu “Số lượng đơn vị nguyên liệu mua vào”

NNT ghi số lượng nguyên liệu mua vào trong nước, nhập khẩu dùng để sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB theo từng hoá đơn, chứng từ.

7. Cột (7): Chỉ tiêu “Thuế TTĐB đã nộp”

Chỉ tiêu này phản ánh tiền thuế TTĐB đã nộp của nguyên liệu mua vào làm căn cứ để xác định thuế TTĐB được khấu trừ.

NNT căn cứ vào hoá đơn mua hàng hoá chịu thuế TTĐB trong nước, biên lai chứng từ nộp thuế TTĐB đối với hàng hoá nhập khẩu để ghi vào chỉ tiêu này.

– Đối với hàng hoá là nguyên liệu sản xuất chịu thuế TTĐB mua vào trong nước, trên hoá đơn mua bán hàng hoá không thể hiện rõ tiền thuế TTĐB phải nộp, NNT xác định tiền thuế TTĐB theo công thức sau:

 

Thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

 

Giá tính thuế TTĐB =        Giá bán chưa có thuế GTGT
                                                                                              1 + Thuế suất thuế TTĐB

– Đối với hàng hoá là nguyên liệu sản xuất chịu thuế TTĐB nhập khẩu, NNT khai vào chỉ tiêu này là số tiền thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu ghi trên các biên lai, chứng từ nộp thuế TTĐB.

8. Cột (8): Chỉ tiêu “Thuế TTĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu mua vào”

Thuế TTĐB trên 1đơn vị nguyên liệu mua vào (8) = Thuế TTĐB đã nộp (7)
Số lượng đơn vị nguyên liệu mua vào (6)

9. Cột (9): Chỉ tiêu “Số thuế TTĐB đã khấu trừ các kỳ trước”

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TTĐB luỹ kế đã khấu trừ các kỳ trước của nguyên liệu mua vào đã nộp thuế TTĐB đối với các hoá đơn, chứng từ mua nguyên liệu chịu thuế TTĐB nhưng đến kỳ này chưa khấu trừ hết.

Căn cứ để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu luỹ kế tiền thuế TTĐB của cùng loại nguyên liệu ở cột (7) phần II – Bảng tính thuế TTĐB của nguyên liệu được khấu trừ của các kỳ trước.

NNT phải mở sổ theo dõi tiền thuế TTĐB được khấu trừ của nguyên liệu mua vào cho từng loại sản phẩm hàng hoá sản xuất tính theo định mức nguyên liệu tiêu hao và sản lượng tiêu thụ từng kỳ.

10. Cột (10): Chỉ tiêu “Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ đến kỳ này”

Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ đến kỳ này (10) = Thuế TTĐB đã

nộp (7)

Số thuế TTĐB đã khấu trừ các kỳ trước (9)

 

Chỉ tiêu (10) = Chỉ tiêu (7) Chỉ tiêu (9)

Phần II: Bảng tính thuế TTĐB của nguyên liệu được khấu trừ:

1. Cột (1): Chỉ tiêu “Số thứ tự”

Căn cứ vào các hoá đơn bán hàng hoá chịu thuế TTĐB trong kỳ, NNT ghi thứ tự các mặt hàng tiêu thụ có sử dụng nguyên liệu mua vào chịu thuế TTĐB còn được khấu trừ đến kỳ này.

2. Cột (2): Chỉ tiêu “Mặt hàng tiêu thụ”

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng hoá chịu thuế TTĐB trong kỳ, NNT ghi rõ ràng, chính xác tên của từng mặt hàng vào chỉ tiêu này.

Tên hàng hoá ghi tại chỉ tiêu này có thể là tên của sản phẩm hàng hoá thương phẩm bán ra; nếu sản phẩm có định mức tiêu hao nguyên liệu đầu vào trên một đơn vị sản phẩm khác nhau thì khai vào các dòng khác nhau.

3. Cột (3): Chỉ tiêu “Số lượng”

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng hoá chịu thuế TTĐB trong kỳ, NNT khai số lượng của từng mặt hàng tiêu thụ trong kỳ có sử dụng nguyên liệu mua vào đã nộp thuế TTĐB vào chỉ tiêu này.

4. Cột (4): Chỉ tiêu “Tên nguyên liệu chịu thuế TTĐB đầu vào”

NNT ghi tên của nguyên liệu mua vào đã nộp thuế TTĐB dùng để sản xuất sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ. Tên nguyên liệu tại cột này được ghi tương tự như tên nguyên liệu ghi tại chỉ tiêu (5) của mục I bảng kê này.

Trường hợp cùng một mặt hàng tiêu thụ có sử dụng nhiều loại nguyên liệu đầu vào hoặc sử dụng cùng loại nguyên liệu đầu vào nhưng có định mức nguyên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm khác nhau, hoặc có tiền thuế TTĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu đầu vào khác nhau (do giá nhập vào khác nhau) thì khai vào các dòng khác nhau.

5. Cột (5): Chỉ tiêu “Lượng nguyên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ”

NNT căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ để khai vào chỉ tiêu này. Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB được khấu trừ không được vượt quá số thuế TTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.

Trường hợp cùng một mặt hàng tiêu thụ có sử dụng nguyên liệu đầu vào nhưng có định mức nguyên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm khác nhau thì NNT khai vào các dòng khác nhau theo từng định mức.

Doanh nghiệp phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

6. Cột (6): Chỉ tiêu “Thuế TTĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu đầu vào”

Số liệu ghi vào cột này lấy từ chỉ tiêu (8) của mục I bảng kê này.

7. Cột (7): Chỉ tiêu “Tổng thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ”

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào được khấu trừ khi xác định thuế TTĐB phải nộp ở khâu sản xuất.

 

Số thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ = Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Lượng nguyên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ x Thuế TTĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu đầu vào

 

Chỉ tiêu (7) = Chỉ tiêu (3) x Chỉ tiêu (5) x Chỉ tiêu (6)

Số liệu tại dòng Tổng cộng của cột này được dùng để ghi vào chỉ tiêu Thuế TTĐB được khấu trừ (cột 8) của Tờ khai thuế Tiêu thụ đặc biệt mẫu số 01/TTĐB.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO