Phương pháp khoán thuế đối với hộ kinh doanh sản xuất gạch 

16/03/2018 1316 lượt xem    

Đối với hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung thuộc diện quản lý thuế theo hình thức hộ khoán và hoạt động sản xuất không diễn ra thường xuyên (không trọn năm) thì doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm phải dựa trên cơ sở nào?

Bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu kỹ hơn và chỉ ra các bước hướng dẫn về vấn đề nêu trên theo căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 3633/TCT-TNCN, ngày 07 tháng 09 năm 2015. Nội dung cụ thể như sau:

-Tại khoản 1, Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn:

“Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) …

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng, nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định s thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với s tháng thực tế kinh doanh.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo s thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với s tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

– Tại khoản 1, khoản 4, Điều 6 Chương II Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài Chính nêu trên hướng dẫn:

“Điều 6. Khai thuế đi với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1) Nguyên tắc khai thuế

a) Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chcục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế.

4) Xác định doanh thu và mức thuế khoán

a) Doanh thu tính thuế khoán đi với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu được n định trong một năm.

b) Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm đ làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu s 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoánkhông nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Căn cứ hồ sơ khai thuế của cá nhân kinh doanh và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế bao gồm: hệ thng thông tin tích hợp tập trung của ngành thuế; kết quả xác minh, khảo sát; kết quả kiểm tra, thanh tra thuế (nếu có) cơ quan thuế xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán dự kiến của cá nhân đ lý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.

c) Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, …) thì phải khai điều chỉnh, b sung đ cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác v cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua s liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đi.”

 

Tổng cục Thuế đã tiếp nhận công văn số 370/CT-THNVDT ngày 24/06/2015 của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long về việc phương pháp khoán thuế đối với hộ hoạt động sản xuất gạch. Sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long được biết:

Căn cứ quy định nêu trên, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung thuộc diện quản lý thuế theo hình thức hộ khoán, doanh thu tính thuế khoán được ổn định trong một năm. Trường hợp hoạt động sản xuất không diễn ra thường xuyên (không trọn năm) thì doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.

Từ đầu năm, cơ quan thuế thực hiện xác định doanh thu khoán và thông báo số thuế phải nộp tương ứng với số tháng thực tế hoạt động của hộ gia đình, cá nhân sản xuất gạch và thực hiện điều chỉnh thuế nếu trong năm có thay đổi doanh thu từ 50% trở lên so với doanh thu khoán.

Về đề xuất của Cục Thuế Vĩnh Long, lập sổ bộ thuế khoán theo từng chu kỳ sản xuất (không lập sổ bộ thuế khoán ổn định theo năm) đối với các hộ gia đình, cá nhân sản xuất gạch, Tổng cục Thuế ghi nhận để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định quản lý thuế đối với hộ khoán áp dụng từ 2016 nếu phù hợp.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico4

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO