Hướng dẫn kê khai và nộp thuế nhà thầu đối với quyền truy cập dữ liệu

10/07/2021 980 lượt xem    

Công văn 101317/CTHN-TTHT năm 2020
V/v thuế nhà thầu đối với quyền truy cập dữ liệu

huong-dan-ke-khai-thue-va-nop-thue-nha-thau-doi-voi-quyen-truy-cap-du-lieu

Trả lời công văn số 214/2020/CV-SUNASTERISKVN ngày 20/10/2020 của Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam (sau đây gọi là Công ty) hỏi về thuế nhà thầu đối với quyền truy cập dữ liệu.

Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về thuế nhà thầu với quyền truy cập dữ liệu như sau:

– Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11

Đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 của Quốc hội, liên quan đến thuế nhà thầu với quyền truy cập dữ liệu:

+ Tại tiết m Khoản 1 Điều 14 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

“m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu….”

+ Tại Khoản 2 Điều 22 quy định quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu:

“2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền “tác giả của chính tư liệu đó.”

– Căn cứ Luật Chuyển giao Công nghệ số 07/2017/QH14 của Quốc hội:

+ Tại Điều 4 quy định đối tượng công nghệ được chuyển giao:

“1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

…b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu:

2. Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.”

– Căn cứ Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ

Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:

“1. Sản phẩm phần mềm

Là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

10. Dịch vụ phần mềm

Là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:

+ Tại Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
  • Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị; thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ; quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao; chuyển nhượng;
  • Trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”

+ Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này…”

– Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

+ Tại Điều 1 quy định đối tượng áp dụng như sau:

“Điều 1. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

Cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là:

  • Đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam
  • Hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận,
  • Hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam
  • Hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực kiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

+ Tại Khoản 2 Điều 4 quy định người nộp thuế như sau:

“2. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam; tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh:
  • Mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hoá hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ;
  • Mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại cho hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms);
  • Thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Bên Việt Nam) bao gồm:

Người nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Chương I có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Mục 3 Chương II trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.”

– Tại Khoản 3 Điều 7 hướng dẫn thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

“3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước, ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài

Là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu; hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I); không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.

Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng; chuyển quyền sở hữu trí tuệ; và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm;

  • (Bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).
  • “Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, “Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Tại Điều 8

Quy định đối tượng và điều kiện áp dụng nộp thuế GTGT, nộp thuế TNDN theo phương pháp kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế:

“Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương II nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
  2. Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;
  3. Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.”

+ Tại Điều 11

Quy định đối tượng và điều kiện áp dụng nộp thuế GTGT, nộp thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu (gọi tắt là phương pháp trực tiếp):

“Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II; thì Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài; Nhà thầu phụ nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Mục 3 Chương II”

+ Tại Điều 12 quy định thuế GTGT như sau:

1. Doanh thu tính thuế GTGT
a) Doanh thu tính thuế GTGT:

Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được; chưa trừ các khoản thuế phải nộp; kể cả các khoản chi phíp; do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

2. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:
a) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT

1

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

5

2

Sản xuất; vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

3

3

Hoạt động kinh doanh khác

2

+ Tại Điều 13 quy định thuế TNDN như sau:

1. Doanh thu tính thuế TNDN
a) Doanh thu tính thuế TNDN
  • Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp.
  • Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

2

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan

5

Riêng:- Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino;

10

– Dịch vụ tài chính phái sinh

2

8

Thu nhập bản quyền

10

Căn cứ các quy định trên

Trường hợp Công ty nước ngoài có phát sinh khoản thu nhập

Được trả cho quyền truy cập dữ liệu thì Công ty nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính.

Trường hợp Công ty nước ngoài không đáp ứng điều kiện trực tiếp kê khai thuế tại Việt Nam

Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi thanh toán tiền cho Công ty nước ngoài, chi tiết như sau:

Thuế TNDN:

Thu nhập nhà thầu nước ngoài nhận được do cung cấp quyền truy cập dữ liệu là thu nhập từ tiền bản quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính; thì tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 10%.

Thuế GTGT:

Việc cung cấp quyền truy cập dữ liệu của Công ty nước ngoài nếu không phải là chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; không phải là sản phẩm/dịch vụ phần mềm theo quy định cửa pháp luật; thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với dịch vụ 5%.

Đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, thông tin và truyền thông để có căn cứ xác định cụ thể về loại hình hoạt động mà Công ty nước ngoài cung cấp được nêu tại công văn.

Trên cơ sở đó, đối chiếu với các quy định pháp luật nêu trên để áp dụng chính sách thuế phù hợp, đúng quy định.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam được biết và thực hiện./.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, QuậnBa Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn
5/5 - (1 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (1 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO