Chính sách thuế của các Ngân hàng thương mại

02/03/2018 1193 lượt xem    

Công văn Số: 1566/TCT-DNL
V/v Khấu trừ thuế GTGT đầu vào

 

Kính gửi:

– Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
– Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

TCT nhận được công văn số 20/HHNH-CQTT ngày 02/02/2016 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất hướng xử lý đối với một số vướng mắc về:

Chính sách thuế của các Ngân hàng thương mại. Về vấn đề này, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của BTC, TCT có ý kiến như sau:

1. Về tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của BTC.

Trên cơ sở:

+ Chính sách pháp luật về thuế của hệ thống Ngân hàng thương mại

+ Thực tế hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại

TCT hướng dẫn công thức xác định tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ áp dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại như sau:

Tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ

=

Doanh thu chịu thuế GTGT trong kỳ

+

Doanh thu không phải kê khai tính nộp thuế GTGT trong kỳ

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ (bao gồm doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT)

Doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với các Ngân hàng thương mại được đưa vào công thức để tính tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = (1)+(4)+(7.e)

((1); (4); (7e) là các Khoản doanh thu không phải kê khai được quy định theo thứ tự tại Khoản 1; 4; 7e tại Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của BTC. Trong đó: (1) không bao gồm:

+ Khoản tiền thưởng

+ Tiền hỗ trợ

+ Tiền chuyển nhượng quyền phát thải

+ Doanh thu tài chính khác).

Trường hợp, trong năm 2015 Ngân hàng đã xác định tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bao gồm tất cả các Khoản doanh thu được quy định tại Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 là doanh thu không phải kê khai tính nộp thuế GTGT thì Ngân hàng phải thực hiện kê khai, Điều chỉnh và nộp số tiền thuế GTGT còn thiếu. Ngân hàng không bị xử phạt đối với hành vi khai sai, tính tiền chậm nộp đối với Khoản thuế nộp thiếu nêu trên do xác định lại tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ theo hướng dẫn nêu trên.

2. Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các chi phí liên quan đến máy rút tiền ATM.

Về nội dung này, BTC đã có công văn số 4449/BTC-TCT ngày 07/4/2015 hướng dẫn về thuế GTGT đầu vào liên quan đến máy ATM. Theo đó, từ ngày 01/01/2014 trở đi, thuế GTGT đầu vào của các chi phí liên quan đến hoạt động của máy ATM không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đề nghị Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam căn cứ nội dung công văn số 4449/BTC-TCT ngày 07/4/2015 của BTC để hướng dẫn các Ngân hàng thương mại thực hiện.

3. Về thuế GTGT của hàng hóa cho, biếu tặng.

Tại Điều 52 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC quy định kế toán thuế GTGT được khấu trừ:

 Định kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

– Trường hợp tại thời Điểm giao dịch phát sinh chưa xác định được thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT không được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán)

Nợ các TK 641, 642 (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của các Khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ...”.

Tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của BTC quy định về giá tính thuế:

“Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời Điểm phát sinh các hoạt động này”.

Tại Khoản 2.19 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của BTC quy định các Khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“Phần chi vượt quá 10% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh Tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh …”.

Tại Khoản 2.21 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của BTC quy định các Khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh Tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng”.

Tại Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của BTC quy định các Khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không khống chế phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh Tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp khi Ngân hàng sử dụng:

+ Sản phẩm

+ Hàng hóa

+ Dịch vụ

để

+ Cho khách hàng

+ Biếu khách hàng

+ Tặng khách hàng

Phải xuất hóa đơntính thuế GTGT đầu ra theo quy định.

Giá tính thuế GTGT là giá bán của hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời Điểm biếu tặng khách hàng. Tuy nhiên, do Ngân hàng không thu tiền nên hàng hóa cho biếu tặng không phải hạch toán doanh thu để tính thuế TNDN. Phần chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra phải nộp với thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì Ngân hàng hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo mức khống chế 10% từ năm 2014 trở về trước và theo mức khống chế 15% trong năm 2014. Trường hợp vượt quá mức chi phí khống chế thì Khoản thuế GTGT đầu ra không được tính vào chi phí và phải bù đắp bằng lợi nhuận sau thuế. Từ năm 2015 trở đi, chi phí này không bị khống chế.

4. Vthuế nhà thầu của các Khoản phí chuyển tiền ra nước ngoài.

Về nội dung này, sau khi báo cáo BTC, TCT đã có công văn số 1924/TCT-DNL ngày 20/5/2015 trả lời Cục Thuế thành phố Hà Nội đ hướng dẫn. Theo đó Ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài dưới 3 hình thức:

+ Khách hàng bên Việt Nam khi chuyển tiền ra nước ngoài sẽ trả mọi Khoản phí phát sinh ở: Việt Nam; nước ngoài (còn gọi là phí OUR),

+ Khách hàng bên Việt Nam khi chuyển tiền ra nước ngoài trả Khoản phí phát sinh ở Việt Nam; khách hàng nhận tiền bên nước ngoài trả Khoản phí phát sinh bên nước ngoài (còn gọi là phí SHARE)

+ Khách hàng bên Việt Nam khi chuyển tiền ra nước ngoài không phải trả Khoản chi phí nào; bên nước ngoài nhận tiền sẽ trả mọi Khoản phí (còn gọi là phí BEN).

– Đối với hình thức phí OUR; khi Ngân hàng Việt Nam trả Khoản phí cho nhà thầu nước ngoài thì

Ngân hàng Việt Nam phải kê khai; nộp thuế nhà thầu cho nước ngoài đối với Khoản phí bên nước ngoài được hưởng.

– Đối với hình thức phí SHARE và phí BEN; Ngân hàng nước ngoài thu trực tiếp từ khách hàng nhận tiền tại nước ngoài đây là

Khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam do vậy Ngân hàng Việt Nam phải thực hiện:

+ Kê khai thuế

+ Nộp thuế

Nhà thầu nước ngoài theo quy định đối với doanh thu nhà thầu nước ngoài nhận được.

Đề nghị Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam căn cứ nội dung công văn số 1924/TCT-DNL ngày 20/5/2015 của TCT để hướng dẫn các Ngân hàng thương mại thực hiện.

TCT trả lời để Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được biết và hướng dẫn các Ngân hàng thương mại thực hiện.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO