PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2019 TÓM LƯỢC TRONG 4 VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý

12/06/2021 2073 lượt xem    

Phí bảo vệ môi trường 2019 tóm lược trong 4 vấn đề cần chú ý

Phí bảo vệ môi trường 2019 tóm lược trong 4 vấn đề cần chú ý

1. Khai thác khoáng sản

Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với các tổ chức; cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản; các cơ quan nhà nước và tổ chức; cá nhân liên quan trong việc quản lí; thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Tổ chức thu phí

Cơ quan thuế quản lí trực tiếp nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

Mức phí

  •  Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
  • Khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Căn cứ mức phí quy định tại Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này, HĐND các tỉnh; TP trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ

2. Nước thải

Người nộp phí

  • Tổ chức, cá nhân xả nước thải này ra môi trường là người nộp phí BVMT.
  • Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước và đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý; vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và thải ra môi trường.
  • Đối với cơ sở sản xuất; chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất; chế biến thì phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt).

Đối tượng chịu phí

Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

Đối tượng không chịu phí

  • Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện; nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất; chế biến mà không thải ra môi trường;
  • Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
  • Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế – xã hội;
  • Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
  • Nước làm mát thiết bị; máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
  • Nước mưa tự nhiên chảy tràn.

Mức thu phí

  • Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1 m3(một mét khối) nước sạch; nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
  • Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo quy định;
  • Đối với nước thải không chứa kim loại nặng xác định theo quy định:

Thẩm quyền quy định mức phí

  • Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn; từng loại đối tượng tại địa phương.
  • Thu phí cố định và mức thu đối với từng chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp; hướng dẫn việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của đối tượng nộp phí.

Quản lý và sử dụng thuế

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:

  • Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan; đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc thẩm định phí, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Phần phí thu được còn lại sau khi trừ (-) đi phần để lại; đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nước thải; tổ chức các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nước.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan địa phương

Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường và phòng tài nguyên và môi trường cấp quận, huyện
  • Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành, phân loại đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi
  • Thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp; quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí.
  • Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại địa phương để báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
Cơ quan thuế có trách nhiệm:

Kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch và cơ quan tài nguyên môi trường địa phương

Sở Tài chính có trách nhiệm:

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo thẩm quyền.

Đơn vị cung cấp nước sạch tại địa phương có trách nhiệm:
  •  Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thu phí.
  •  Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại địa phương và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Các ưu đãi, hỗ trợ

Các ưu đãi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và đất đai

  • Hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
  • Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường
  • Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
  • Ưu đãi tài chính về đất đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời

Ưu đãi, hỗ trợ về vốn, thuế, phí

  • Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
  • Ưu đãi về thuế suất khẩu, thuế nhập khẩu
  • Ưu đãi về phí
  • Khấu hao tài sản cố định

4. Thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ, thu hồi ưu đãi, hỗ trợ

Thủ tục thực hiện ưu đãi hỗ trợ

Nhà đầu tư căn cứ vào ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường có liên quan tự xác định hình thức và mức độ ưu đãi; hỗ trợ để làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi, hỗ trợ thì làm thủ tục đăng ký ưu đãi; hỗ trợ để cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi, hỗ trợ vào Giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra đầu tư đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ; cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi, hỗ trợ vào Giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ; cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.

Thu hồi ưu đãi, hỗ trợ

Ưu đãi, hỗ trợ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã khai báo không trung thực để được hưởng ưu đãi; hỗ trợ nào thì bị thu hồi ưu đãi, hỗ trợ đó; nếu khai báo không trung thực để được hưởng toàn bộ các ưu đãi; hỗ trợ thì bị thu hồi toàn bộ các ưu đãi, hỗ trợ;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng ưu đãi; hỗ trợ không đúng mục đích đối với hình thức ưu đãi; hỗ trợ nào thị bị thu hồi ưu đãi, hỗ trợ đối với hình thức đó; nếu sử dụng toàn bộ ưu đãi, hỗ trợ sai mục đích thì bị thu hồi toàn bộ các ưu đãi, hỗ trợ;
  • Doanh nghiệp; hợp tác xã sử dụng đất được ưu đãi, hỗ trợ không đúng mục đích thì bị thu hồi toàn bộ các ưu đãi, hỗ trợ.

Tránh nhiệm của các Bộ, ngành

  • Hướng dẫn việc thực hiện và kiểm tra tình hình
  • Chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  • Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc UBND các cấp có kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch bố trí vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng xã hội liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường được ưu đãi; hỗ trợ tại địa phương
  • Chỉ đạo triển khai thực hiện bồi thường; giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình BVMT được ưu đãi, hỗ trợ.
  • Đảm bảo việc thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng mức độ ưu đãi

Trách nhiệm tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi hỗ trợ

  • Thực hiện đúng dự án đầu tư hoạt dộng BVMT được hưởng ưu đãi, hỗ trợ
  • Quản lý, thanh tra và kiểm tra theo quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo
  • Phải thực hiện báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
  • Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội,
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn
5/5 - (1 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (1 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO