Một số quy định về Hoàn thuế GTGT

14/06/2019 604 lượt xem    

Công văn số 3407/TCT-KK

Mot-so-quy-dinh-ve-Hoan-thue-GTGT

Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về việc Hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Công văn số 3407/TCT-KK ngày 31 tháng 7 năm 2017

Cụ thể về hoàn thuế GTGT như sau:

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC

Ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; hoàn thuế GTGT:

Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào;

Hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu; hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam; và cá nhân nước ngoài kinh doanh; hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

Được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua; và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán; phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi; hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử);

Và các hình thức thanh toán khác theo quy định

(Bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân; hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán; nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).

  • Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán; hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
  • Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hóa đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ trong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên

Cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hóa đơn

Chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng; hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm
  • Đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12; nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào; cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hóa không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
  • Sau khi cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, cơ sở kinh doanh mới có được chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung.
Trường hợp đã quá hạn thanh toán chậm trả theo quy định trong hợp đồng; hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm

Cơ sở kinh doanh không thực hiện điều chỉnh giảm theo quy định; nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở; cơ sở kinh doanh có đầy đủ chứng từ chứng minh đã thanh toán qua ngân hàng;

  • Nếu việc không điều chỉnh giảm không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp; hoặc tăng số thuế được hoàn; thì cơ sở kinh doanh bị xử phạt vi phạm về thủ tục thuế
  • Nếu việc không điều chỉnh giảm dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn; thì cơ sở kinh doanh bị truy thu, truy hoàn; và xử phạt theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Trường hợp cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra tại trụ sở; và có quyết định xử lý không chấp nhận cho khấu trừ thuế
  • Đối với các hóa đơn GTGT không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; sau khi có quyết định xử lý của cơ quan thuế cơ sở kinh doanh mới có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì:
  • Đối với các hóa đơn GTGT cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm; trước khi cơ quan thuế đến thanh tra, kiểm tra; thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung thuế GTGT.
  • Đối với các hóa đơn GTGT cơ sở kinh doanh đã không điều chỉnh giảm; trước khi cơ quan thuế đến thanh tra, kiểm tra; thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung nếu có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; trong thời hạn 6 tháng kể từ tháng có Quyết định xử lý của cơ quan thuế.

Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ
  • Giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng; mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng; thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.
  • Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba; phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba

Phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng; thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó; và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay; đối với khoản vay bằng tiền; bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền; mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.

c) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng

(Bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định)

  • Việc thanh toán theo ủy quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên; mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên; thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
  • Khi kê khai hóa đơn thuế GTGT đầu vào; cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán; được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.
d) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước
  • Để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
  • Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng; nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên; thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
  • Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.

Căn cứ Điều 22 và Điều 23 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010; và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ; quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; quy định về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và điều kiện hoàn thuế GTGT:

Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hóa đơn giả

Là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng

Là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

Hóa đơn hết giá trị sử dụng
  • Là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa;
  • Các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
  • Hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
  • Là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp
  • Và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
  • Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
  • Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra; để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế; để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
  • Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ; nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
  • Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ; hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
  • Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an; và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Trả lời công văn số 1316/CT-THNVDT ngày 11/5/2017 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về việc hoàn thuế GTGT; sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các hướng dẫn về hoàn thuế GTGT và theo báo cáo của Cục Thuế

Công ty TNHH Hoàng Nguyên và Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Nguyên là 02 Công ty độc lập nhau nhưng giám đốc của 2 Công ty (bà Hoàng Thị Thúy và ông Hoàng Đình Nguyên) có quan hệ liên kết.

Công ty TNHH Hoàng Nguyên tuy có xuất hóa đơn và kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động bán thủy điện

  • Nhưng thực tế hiện còn nợ thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột là 16.473.479.154 đồng (trong đó có số thuế GTGT đầu ra của hóa đơn xuất bán nhà máy thủy điện Ea Kar xuất cho Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Nguyên là 7.727.272.727 đồng).
  • Thực hiện các công văn số 402/TCT-KK ngày 02/02/2015, công văn số 3538/TCT-KK ngày 31/8/2015, công văn số 3334/TCT-PC ngày 17/8/2015 của Tổng cục Thuế, Cục Thuế đã tiến hành thanh tra và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và xử lý đối với các vi phạm của Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Nguyên theo quy định;
  • Đối với Công ty TNHH Hoàng Nguyên theo kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột, Cục Thuế đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
  • Đồng thời, đối với số nợ của Công ty TNHH Hoàng Nguyên, Cục Thuế đã triển khai nhiều biện pháp cưỡng chế đối với Công ty TNHH Hoàng Nguyên nhưng chưa có hiệu quả và Công ty TNHH Hoàng Nguyên đã ngừng hoạt động.

Mặt khác, Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Nguyên đã sử dụng bất hợp pháp hóa đơn của Công ty TNHH MTV Kim Song Toàn được xác định không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo. Do đó, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk căn cứ hồ sơ cụ thể để xem xét giải quyết đảm bảo đúng quy định của pháp luật và không gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

Ví dụ liên hệ hoàn thuế GTGT:

Ví dụ 1:

Trong năm 2014, Công ty TNHH ANB có phát sinh các hóa đơn GTGT mua hàng theo hợp đồng trả chậm như sau:

  • Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 3/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/9/2014.
  • Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 4/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/10/2014.
  • Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 5/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/11/2014.
  • Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 6/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/12/2014.

Công ty TNHH ANB đã kê khai khấu trừ thuế GTGT khi nhận được hóa đơn GTGT mua hàng.

Đến thời điểm thanh toán theo các hợp đồng
  • Công ty TNHH ANB chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
  • Công ty TNHH ANB được lựa chọn kê khai điều chỉnh giảm theo từng hóa đơn.

Đến ngày 31/12/2014 Công ty TNHH ANB vẫn chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trong kỳ kê khai thuế tháng 12/2014; Công ty TNHH ANB thực hiện tổng hợp kê khai điều chỉnh giảm cho tất cả 4 hóa đơn GTGT mua hàng nói trên theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ví dụ 2:

Tại Công ty TNHH Super có tình hình như sau:

Tháng 2, 3 năm 2014

Công ty TNHH Super có hóa đơn GTGT mua hàng hóa theo hợp đồng thanh toán trả chậm; thời hạn trả là ngày 31/10/2014. Căn cứ hóa đơn GTGT do người bán cung cấp; Công ty TNHH Super đã kê khai khấu trừ thuế GTGT trên Tờ khai thuế GTGT tháng 2, tháng 3 năm 2014.

  • Đến thời hạn trả (ngày 31/10/2014) do có khó khăn về tài chính; nên Công ty TNHH Super chưa thanh toán theo đúng thời hạn trong hợp đồng.
  • Trong kỳ kê khai tháng 10/2014; Công ty TNHH Super đã tự kê khai điều chỉnh giảm theo quy định đối với số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; đồng thời đã khai tăng chi phí tính thuế TNDN khoản chi phí tương ứng số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ điều chỉnh giảm; hay chưa được hoàn thuế GTGT.
Tháng 4 năm 2015
  • Cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra về thuế GTGT tại Công ty TNHH Super.
  • Đối với hóa đơn GTGT mua hàng trong tháng 2, tháng 3 năm 2014 theo hợp đồng trả chậm với thời hạn thanh toán là ngày 31/10/2014; do Công ty đã tự điều chỉnh giảm số thuế đã kê khai khấu trừ theo quy định; nên Đoàn kiểm tra ghi nhận số liệu đã điều chỉnh giảm.
Tháng 5 năm 2015

Cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý về thuế GTGT đối với Công ty TNHH Super (trong Quyết định không có nội dung xử lý về thuế GTGT của các hóa đơn GTGT mua hàng trong tháng 2, tháng 3 năm 2014 theo hợp đồng trả chậm với thời hạn thanh toán là ngày 31/10/2014 do Đoàn kiểm tra đã ghi nhận số liệu kế toán đã điều chỉnh giảm).

Tháng 12 năm 2015

Công ty TNHH Super có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; đối với hợp đồng thanh toán trả chậm của hóa đơn GTGT mua hàng của tháng 2, 3 năm 2014 (thời hạn thanh toán là ngày 31/10/2014); thì Công ty TNHH Super được khai điều chỉnh bổ sung thuế GTGT. Đồng thời Công ty TNHH Super thực hiện điều chỉnh giảm chi phí tính thuế TNDN tương ứng.

Ví dụ 3:

Công ty C thực hiện ký hợp đồng kinh tế với Công ty D về việc cung cấp hàng hóa và Công ty D đang còn nợ tiền hàng của Công ty C

Thực hiện Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu thu toàn bộ số tiền; mà Công ty D đang còn nợ Công ty C để chuyển vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mở tại Kho bạc Nhà nước; để giải quyết “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa Công ty C và đối tác.

Khi Công ty D chuyển trả số tiền vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (việc chuyển tiền này không được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán giữa Công ty C và Công ty D); thì trường hợp này cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai, khấu trừ; hoàn thuế GTGT.

Ví dụ 4:

Công ty A mua hàng của Công ty B và Công ty A đang còn nợ tiền hàng của Công ty B. Tuy nhiên Công ty B đang còn nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Căn cứ Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện thu tiền, tài sản của Công ty B do Công ty A đang nắm giữ để thi hành quyết định hành chính thuế thì khi Công ty A chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng, số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai, khấu trừ; hoàn thuế GTGT.

Các bài viết liên quan

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, QuậnBa Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: KiemToanCalico.com | www.calico.vn
Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO