DOANH NGHIỆP TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI NHƯ THẾ NÀO?

24/06/2021 1120 lượt xem    
Doanh nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như thế nào?

Công văn 3660/CT-TTHT năm 2020 Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Kính gửi: Công ty TNHH Điện Lim Kim Hai VN

Địa chỉ: 78 Hoa Cúc, P.7, Q. Phú Nhuận

MST: 0309767298

Trả lời văn bản ngày 06/02/2020 của Công ty về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ tại Khoản 2, Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến sản xuất, kinh doanh
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua đã bao gồm thuế từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên; có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định về thuế giá trị gia tăng.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

Trích lập và sử dụng khoản dự phòng không đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng…”.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC:

“1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm:

  • Hợp đồng kinh tế
  • Khế ước vay nợ
  • Bản thanh lý hợp đồng
  • Cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu phải xử lý như một khoản tn thất.

Có đủ căn cứ để xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

  • Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán
  • Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử; đang thi hành án hoặc đã chết.

2. Phương pháp lập dự phòng nợ khó đòi của doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp phải dự kiến mức tn thất có th xảy ra hoặc tui nợ quá hạn của các khoản nợ
  • Tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ. Trong đó:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
  • 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm
  • 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
  • 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
  • 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn nhưng tổ chức kinh tế đã phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.…”.

Trường hợp Công ty trong năm tài chính 2018 (từ ngày 01/07/2018 đến 30/06/2019) có trích lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi nếu khoản nợ này đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 228/2009/TT-BTC; thì được trích lập dự phòng theo mức trích quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC; để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội,
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (1 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO