Khoản trích lập dự phòng – những yếu tố cần lưu ý trong kế toán

11/03/2021 4352 lượt xem    

BẢN CHẤT CỦA CÁC KHOẢN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

Một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Việc trích lập dự phòng được hiểu là việc ghi nhận vào chi phí của doanh nghiệp các chênh lệch nhỏ hơn của giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Và giá trị của các tài sản này tại thời điểm mua; hoặc ghi nhận một khoản dự phòng tương ứng với các khoản nợ phải trả (trên cơ sở đưa ra một ước tính đáng tin cậy); vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó.

Trong đó:

  • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 
    Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư; thành phẩm; hàng hóa tồn kho bị giảm. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện của chúng (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho).
  • Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: 
    Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá. Giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ.
  • Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán; nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán (Thông tư 13/2006/TT-BTC);
  • Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá; công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm; hàng hoá; công trình xây lắp đã bán; đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa; hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng (Thông tư 13/2006/TT-BTC).
Khoan-trich-lap-du-phong-yeu-to-can-luu-y-trong-ke-toan-kiemtoancalico

NGUYÊN TẮC TRÍCH LẬP

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18 – “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”; một khoản dự phòng chỉ được phép trích lập khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.
  • Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ.
  • Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

PHƯƠNG PHÁP KHOẢN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Đối tượng: 

Theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng; việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho nguyên vật liệu; dụng cụ dùng cho sản xuất; vật tư; hàng hóa; thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng; kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng; chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang.

Việc trích lập được thực hiện khi giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và phải đảm bảo: có hóa đơn; chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính; hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho; là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính (trong trường hợp nguyên vật liệu sử dụng làm nguyên liệu chính sản xuất sản phẩm, có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì doanh nghiệp cũng không được trích lập dự phòng).

Phương pháp trích lập: 

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập được tính bằng cách lấy khối lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính nhân (x) với giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán, sau đó trừ (-) giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Lưu ý: Giá trị của khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho này sẽ được doanh nghiệp hạch toán vào một tài khoản treo có số dư âm trên bảng cân đối kế toán và hạch toán tăng khoản mục giá vốn hàng bán trong kỳ; doanh nghiệp phải trình bày được cơ sở để xác định các khoản mục giá gốc hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trên bản thuyết minh báo cáo tài chính; doanh nghiệp niêm yết bắt buộc phải công bố thông tin tài chính định kỳ sẽ phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính, giá gốc của hàng tồn kho của doanh nghiệp thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Xử lý khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm lập báo cáo tài chính: 

Tại mỗi thời điểm lập báo cáo tài chính , doanh nghiệp phải xem xét số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp trích thêm vào khoản mục giá vốn hàng bán của doanh nghiệp phần chênh lệch; nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào khoản mục thu nhập khác.

Nguồn: ST

Bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hầ Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: KiemToanCalico.com | www.calico.vn
5/5 - (4 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (4 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO