Công ty tôi là Công ty cổ phần có góp 70% vốn một đơn vị khác tương ứng 21 tỷ, cho Công ty con vay 19 tỷ. Do Công ty con hoạt động không hiệu quả, lỗ liên tục nhiều năm và không trả được khoản vay, Công ty tôi đã lập dự phòng theo quy định và trích lập dự phòng đầu tư tài chính (đã dự phòng lỗ lũy kế 13 tỷ). Khi thực hiện báo cáo hợp nhất, tôi thực hiện cộng ngang và điều chỉnh ảnh hưởng các khoản phải thu/ phải trả, dự phòng, lãi vay (doanh thu TC) và CP tài chính.
Đến nay khi tôi thoái vốn (10/1/2019, Bán Công Ty con được 14 tỷ, Thu được 8 tỷ công nợ phải thu Tôi thực hiện như sau (31/12/2018) :
- Hoàn nhập lại khoản dự phòng tài chính 13 tỷ.
- Sau đó trích lập Nợ 635/ Có 229 : 7 tỷ (21 tỷ – 14 tỷ).
- Hoàn nhập Nợ 229/ Có 642 : 8 tỷ
Tại ngày 10/1/2019, Tôi thực hiện như sau :
- Báo cáo riêng: Nợ 229: 7 tỷ/ Nợ 112: 14 tỷ – Có 221: 21 tỷ
- Báo cáo hợp nhất tôi ghi nhận theo giá trị thuần hướng dẫn tại TT202: Nợ 421/ Có 515: 7 tỷ ( Do giá trị thuần tại ngày thoái của cty con là 10 tỷ, 70% là 7 tỷ, bán đc 14 tỷ – 7 tỷ gtri thuần)
- Trên BCTC riêng sẽ vẫn còn lại khoản phải thu và dự phòng 11 tỷ (do bên mua cam kết phối hợp cùng công ty con thanh toán theo tiến độ)
- Trên BCTC hợp nhất cũng sẽ có khoản phải thu và dự phòng này (do không còn là giao dịch nội bộ).
Về Bảng CĐKT vẫn đang tồn tại nghĩa vụ phải thu. Còn về KQKD năm 2019, tôi thể hiện khoản chênh lệch giữa giá trị thuần và giá bán. Vậy xin hỏi, tôi ứng xử nghiệp vụ thoái vốn trên đã đúng quy định về chính sách kế toán và đúng nguyên tắc kế toán chưa ạ? Dựa trên các văn bản pháp luật về thuế và thông lệ về thuế hiện hành, Hãng kiểm toán Calico xin đưa hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đối với Báo cáo tài chính riêng
Tại đoạn 06 của Chuẩn mực kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm quy định: “Doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính để phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh.”
Theo mô tả, Công ty của Quý Độc giả (Công ty) có khoản đầu tư vào công ty con đồng thời có phát sinh giao dịch cho công ty con này vay tiền. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình tài chính và kết quả hoạt động của công ty con, tại ngày 31/12/2018, công ty đã trích lập khoản dự phòng đầu tư vào công ty con và dự phòng khoản phải thu về cho vay đối với công ty con theo quy định. Đến ngày 10/1/2019, Công ty đã thanh lý toàn bộ công ty đồng thời thu được một phần nợ phải thu về cho vay.
Theo đoạn 07 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì thông tin về việc công ty đã thanh lý công ty con đồng thời đã thu được một phần khoản nợ phải thu về cho vay đối với công ty con tại ngày 10/1/2019 cung cấp bằng chứng về giá trị các khoản dự phòng đầu tư tài chính và dự phòng phải thu khó đòi đã ghi nhận trước đây nên sẽ là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh.
Vì vậy, kế toán phải căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để tính toán lại số dự phòng đầu tư vào công ty con và dự phòng phải thu về cho vay cần phải trích lập tại ngày 31/12/2018 và thực hiện các bút toán điều chỉnh số liệu trong sổ sách và báo cáo tài chính năm 2018 cho phù hợp với hướng dẫn tại Điều 90 và Điều 92 Thông tư số 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Việc hạch toán giao dịch thanh lý công ty con và thu hồi một phần khoản nợ phải thu về cho vay tại ngày 10/1/2019 được thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
2. Đối với Báo cáo tài chính hợp nhất:
Tại khoản 5 Điều 48 Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định: “Trường hợp công ty mẹ thoái toàn bộ vốn tại công ty con thì kết quả của việc thoái vốn được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất nếu công ty mẹ vẫn còn các công ty con khác và phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty mẹ có duy nhất một công ty con và thoái toàn bộ vốn tại công ty con đó thì sau khi thoái vốn, công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Kết quả từ việc thoái vốn chính là số được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.”
Tại khoản 1 Điều 49 Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định: “Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, khoản lãi, lỗ khi thoái vốn tại công ty con được xác định là chênh lệch giữa khoản công ty mẹ thu được từ việc thoái vốn trừ đi (-) phần tài sản thuần của công ty con được công ty mẹ chuyển giao cho các bên khác và phần lợi thế thương mại chưa được phân bổ đến thời điểm công ty mẹ thoái vốn.”
Nội dung câu hỏi của Quý Độc giả không đề cập đến việc có phát sinh lợi thế thương mại khi mua công ty con không và công ty của Quý Độc giả còn công ty con nào khác hay không nên Bộ Tài chính chưa có căn cứ để trả lời.
Tuy nhiên, đề nghị Quý Độc giả căn cứ Điều 48, 49 và Điều 53 Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và tình hình thực tế tại Công ty để hạch toán nghiệp vụ thoái vốn cho phù hợp.
Chúc các bạn thành công.
- Mọi chi tiết xin liên hệ:
- ® Hãng kiểm toán Calico
- Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội, Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hầ Nội
- VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Hotline: 0966.246.800
- Email: calico.vn@gmail.com
- Website: KiemToanCalico.com www.calico.vn