Thuế GTGT đối với hoạt động nhập, cập nhật dữ liệu phần mềm

07/02/2018 521 lượt xem    

Mục lục bài viết

Bài viết sau sẽ hướng dẫn về chính sách thuế GTGT đối với hoạt động nhập, cập nhật dữ liệu phần mềm căn cứ vào công văn 4519/TCT-CS ngày 29/9/2016

Tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin giải thích từ ngữ như sau:

Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin quy định các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

– Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

– Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

– Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

– Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

– Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

– Dịch vụ tích hợp hệ thống

– Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

– Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

– Các dịch vụ phần mềm khác.

Tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Công nghệ thông tin và Công nghiệp công nghệ thông tin quy định như sau:

Hoạt động công nghiệp nội dung

Hoạt động công nghiệp nội dung bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ nội dung thông tin số.

Các dịch vụ nội dung thông tin số bao gồm:

Dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số.

Dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ và xử lý dữ liệu số.

Trả lời công văn số 3257/CT-THNVDT ngày 21/07/2016 của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế về thuế GTGT đối với hoạt động nhập, cập nhật dữ liệu phần mềm, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Theo trình bày của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và hồ sơ gửi kèm theo Phòng Tư pháp TP Đà Lạt ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Phần mềm và Thương mại điện tử Huế gói thầu cập nhật dữ liệu hộ tịch đã đăng ký trên địa bàn thành phố Đà Lạt từ năm 1951 đến năm 2008 để lưu trữ vào phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, bao gồm nâng cấp phần mềm quản lý hộ tịch, tạo công cụ để chuyển đổi dữ liệu từ hồ sơ giấy sang dữ liệu phần mềm, cập nhật dữ liệu trên sổ bộ hộ tịch hiện đang lưu trữ tại UBND thành phố Đà Lạt và UBND 16 phường, xã thuộc thành phố Đà Lạt vào phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO