Hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp tại khu chế xuất có phải nộp thuế GTGT không và mức thuế suất như thế nào? Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về Thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất theo Công văn số 587/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 24/02/2017 v/v hoàn thuế GTGT.
Tại điểm 2 khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 16/4/2016 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13 quy định về việc hoàn thuế:
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên
=> Thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan.
Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.
Tại điểm 3 Khoản 6 Điều 1 Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về việc hoàn thuế:
“Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn.”
Tại điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về các trường hợp không được hoàn thuế:
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.
Công văn số 01-2016/CV-HN ngày 23/12/2016 của Công ty TNHH Huy Nam và công văn sô 1166/CT-THNVDT ngày 22/11/2016 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang hỏi về việc hoàn thuế GTGT.
Căn cứ hướng dẫn tại công văn 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014 gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản.
Theo trình bày của Cục thuế và theo Bản thuyết minh giải trình của Công ty TNHH Huy Nam ngày 12/11/2016 về quy trình chế biến mực đông lạnh thì
– Trường hợp Công ty TNHH Huy Nam nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và thực hiện sơ chế sau đó xuất khẩu (sơ chế theo các hình thức hướng dẫn tại công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014 của Bộ Tài chính) thì Công ty TNHH Huy Nam thuộc đối tượng không được hoàn thuế GTGT.
– Trường hợp Công ty TNHH Huy Nam nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và thực hiện chế biến sau đó xuất khẩu thì Công ty TNHH Huy Nam được hoàn thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty thương mại A nhập khẩu 500 chiếc điều hòa từ Nhật Bản và đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Sau đó Công ty thương mại A xuất khẩu 500 chiếc điều hòa này sang Campuchia thì Công ty thương mại A không phải tính thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của 500 chiếc điều hòa này đã nộp ở khâu nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, lưu kho không được hoàn thuế mà thực hiện khấu trừ.
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com