SỬ DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

30/06/2021 982 lượt xem    

Công văn số: 78929/CT-TTHT
V/v sử dụng chứng từ đối với hoạt động giám định tư pháp

Kính gửi: Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an
Mã số thuế: 0101602025
Địa chỉ: Số 99 Nguyễn Tuân, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội

Trả lời công văn số 1416/C09-P1 ngày 30/7/2020 của Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an (sau đây gọi là Viện Hình sự) hỏi về việc sử dụng chứng từ khi thu phí giám định tư pháp đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.

Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

– Căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ về hiệu lực thi hành quy định:

“3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ

quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.”

– Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

+ Tại khoản 2 Điều 3 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính):

“2. Các loại hóa đơn:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
  • Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).”
  • Tại khoản 2 Điều 5 về nguyên tắc tạo hoá đơn:

“2. Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư này.

a) Tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hoá đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

b) Tổ chức kinh doanh được tạo hoá đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

d) Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này và không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế thì được tạo hoá đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn mua hoá đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.

e) Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hoá đơn thì được tạo hoá đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế

g) Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cần có hoá đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ. ”

+ Tại điểm b khoản 1 Điều 16 (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) quy định như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu;

hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động; và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tay xóa, sửa chữa; phải dừng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính; nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.

+ Tại điểm a khoản 2 Điều 16 quy định về tiêu thức “Ngày tháng năm”:

“a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. ”

+ Tại Điều 25 về sử dụng hoá đơn của người mua hàng:

“1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật.

2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tại khoản 1 phải là:

  • Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng); trừ các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 4 và Điều 24 Thông tư này.
  • Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.
  • Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.
  • Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 22 và Điều 23 Thông tư này.
  • Tại điểm 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn:

“1. Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn, tổ chức phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bản (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế.

Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, phương pháp khoán khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng. ”

+ Tại điểm 2.1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn:

“2.1. Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

…”

– Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

+ Tại khoản 2 Điều 4 về điều kiện của khởi tạo hóa đơn điện tử:

“2. Điều kiện của tổ chức khởi tạo hóa đơn

Người bán hàng hóa, dịch vụ (sau gọi chung là người bán) khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:

a) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

b) Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;

c) Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;

d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

đ) Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.

e) Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu; lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
  • Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;
  • Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu. ”

+ Tại khoản 1 Điều 8 về lập hóa đơn điện tử:

“1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định. Các hình thức lập hóa đơn điện tử:

  • Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;
  • Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử. ”
  • Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số 215/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động trưng cầu giám định, định giá, triệu tập người làm chứng, người phiên dịch của cơ quan tiến hành tố tụng:

– Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số 215/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước; bảo đảm hoạt động trưng cầu giám định; định giá; triệu tập người làm chứng, người phiên dịch của cơ quan tiến hành tố tụng:

“3. Hồ sơ thanh toán, quyết toán kinh phí chi công tác giám định, định giá, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch của cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm:

a) Chi phí giám định:

  • Văn bản trưng cầu giám định;
  • Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn và phiếu thu tiền của cơ quan giám định. ”
  • Thực hiện Công văn số 13373/BTC-QLG ngày 23/9/2016 của Bộ Tài chính

về việc triển khai Luật phí và lệ phí đối với các dịch vụ chuyển từ phí sang cơ chế giá thị trường mà Nhà nước không định giá.

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018. Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 12/9/2019 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/11/2019.

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018. Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 12/9/2019 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/11/2019.

Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020,

để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất; cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu; và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ,

Trong khi cơ quan thuế chưa thông báo Viện Hình sự chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư 68/2019/TT-BTC thì Viện Hình sự vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP .

Trường hợp Viện Hình sự có phát sinh các khoản thu phí giám định tư pháp từ các cơ quan tiến hành tố tụng,

Viện Hình sự phải thực hiện lập hóa đơn theo các quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP; và các văn bản hướng dẫn thi hành. Viện Hình sự sử dụng loại hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 01GTKT); hoặc hóa đơn bán hàng (mẫu số 02GTTT) phù hợp với lựa chọn nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế; hay phương pháp tính trực tiếp trên GTGT của Viện Hình sự.

Viện Hình sự có thể lựa chọn các hình thức hóa đơn tự in, đặt in, điện tử; hoặc mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính; Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc,

Viện Hình sự có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội; hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra – Kiểm tra số 6 để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Viện Khoa học Hình sự; Bộ Công an được biết và thực hiện./.

Chúc các bạn thành công!

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội,
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn
5/5 - (1 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (1 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO