Tổng hợp những sai phạm thường gặp trong quá trình xử lý nghiệp vụ kế toán thuế

05/08/2019 3174 lượt xem    

Tổng hợp những sai phạm thường gặp trong quá trình xử lý nghiệp vụ kế toán thuế

1. HÓA ĐƠN

1.1 Nội dung sai phạm và mức xử phạt hành chính tương ứng

Nội dung sai phạm Mức xử phạt hành chính
Không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định (trừ các trường hợp HĐ không nhất thiết phải lập đầy đủ nội dung) Từ 200.000đ – 1.000.000đ

 

Chậm nộp hoặc không nộp thông báo, báo cáo (trừ thông báo về phát hành hóa đơn) gửi cơ quan thuế (kể từ ngày hết thời hạn theo quy định)

 

 

+ Từ ngày thứ 01 đến ngày thứ 10: phạt cảnh cáo
+ Sau ngày thứ 10: từ 2 triệu đến 4 triệu
+ Sau ngày thứ 20 hoặc k nộp: 4 triệu đến 8 triệu
+ Lập HĐ không đúng thời điểm
+ Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.
+ Ngày ghi trên hoá đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hoá đơn của cơ quan thuế;
+ Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua (trừ trường hợp trên hoá đơn ghi rõ người mua không lấy hoá đơn hoặc hoá đơn được lập theo bảng kê)
+ Lập sai loại hoá đơn đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
Từ 4 triệu đến 8 triệu

 

 

 

 

Không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng + Chưa được kê khai, nộp thuế do chưa đến kỳ khai thuế: 6 triệu – 18 triệu
+ Đã được kê khai, nộp thuế: 6 triệu
Chậm khai báo việc làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua nhưng chưa lập (kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn)

 

+ Từ ngày thứ 06 đến ngày thứ 10: có tính tiết giảm nhẹ – phạt cảnh cáo; không có tình tiết giảm nhẹ: 6 triệu
+ Sau ngày thứ 10: 6 triệu – 8 triệu
Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 trở lên Từ 10 triệu – 20 triệu
Cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập Từ 20 triệu – 50 triệu
+ Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng);
+ Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung).
 Từ 20 triệu – 50 triệu

 

 

Tự in hóa đơn, khởi tạo HĐ điện tử không đủ các nội dung bắt buộc Từ 2 triệu – 4 triệu
+ Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo HĐ điện tử khi không đủ

điều kiện
+ Cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đảm bảo nguyên tắc theo quy định hoặc HĐ in ra không đáp ứng đủ nội dung

Từ 4 triệu – 8 triệu
Tự in hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả Từ 20 triệu – 50 triệu

1.2 Hướng xử lý các sai phạm đã mắc phải:

  •  Lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn
  • Nộp đúng thời hạn nộp thông báo, báo cáo theo quy định
  • Lập hóa đơn đúng thời điểm
  • Nộp thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế chậm nhất là 02 ngày trước khi bắt đầu sử dụng hóa đơn
  • Sử dụng hóa đơn đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật
  1. Chứng từ

2.1 Những sai phạm về chứng từ, sổ kế toán và mức xử phạt hành chính

Nội dung sai phạm Mức xử phạt hành chính
Chứng từ kế toán
+ Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán;
+ Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán.
Từ 500.000 – 1.000.000đ
+ Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
+ Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
+ Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký.
Từ 5 triệu – 10 triệu
+ Giả mạo, khai man chứng từ kế toán;
+ Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán;
+ Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán.
Từ 20 triệu – 30 triệu; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề kế toán từ 1 – 3 tháng
Sổ kế toán
+ Lập sổ không đầy đủ nội dung: tên đơn vị; tên sổ; ngày tháng lập, khóa sổ; chữ ký của người lập, kế toán trưởng, người đại diện theo PL…
+ Ghi sổ kế toán không đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy đinh
+ Vi phạm các quy định về ghi sổ kế toán: ghi chồng chéo, ghi cách dòng, không gạch phần trang sổ không ghi…
+ Không đánh thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán
Từ 500.000 – 1.000.000đ
+ Mở sổ kế toán không đúng theo nguyên tắc chung
+ Ghi sổ kế toán không tuân thủ phương pháp quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
+ Ghi sổ, khóa sổ không kịp thời theo quy định
+ Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng pp theo quy định
Từ 3 triệu – 5 triệu
+ Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
+ Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
+ Không thực hiện khóa sổ kế toán trong các TH quy định phải khóa sổ
+ Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên máy tính
Từ 5 triệu – 10 triệu
+ Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị
+ Giả mạo sổ kế toán
+ Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán
+ Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán
Từ 20 triệu – 30 triệu

2.2 Hướng xử lý các sai phạm đã mắc phải:

  • Bổ sung đầy đủ các chứng từ còn thiếu theo quy định
  • Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, làm giả
  • Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
  • Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

3. KÊ KHAI THUẾ

3.1 Những sai phạm về kê khai thuế và mức vi phạm: 

Nội dung sai phạm Mức xử phạt hành chính
Thuế GTGT

1. Nộp tờ khai thuế muộn
2. Lập trùng tờ khai bổ sung trong một kỳ tính thuế
3. Kê sai trạng thái tờ khai (Tờ khai chính thức và tờ khai bổ sung)
4. Khai trùng kỳ tính thuế: đã kê khai 2 tháng sau đó lại nộp tờ khai theo quý
5. Kê khai sai phương pháp tính thuế: kê khai sai mẫu tờ khai thuế GTGT
7. Không kê khai khi không phát sinh hóa đơn
8. Kê khai hóa đơn không hợp lệ: không đầy đủ thông tin như tên DN, MS…
9. Tờ khai thuế GTGT với sổ sách không khớp nhau mà không giải thích được nguyên nhân chênh lệch
10. Nhiều khoản thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhưng đơn vị vẫn khấu trừ
11. Kê khai lệch số thuế cuối kỳ trước chuyển sang
12. Kê khai không đúng thuế suất

1.- Phạt cảnh cáo: Từ 1-5 ngày
– Phạt 700.000: từ 1-10 ngày
– Phạt 1.400.000: Từ 10-20 ngày
– Phạt 2.100.000: từ 20-30 ngày
– Phạt 2.800.000: từ 30-40 ngày
– Phạt 3.500.000: Từ 40-90 ngày
7-->12: Nếu làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được khấu trừ, được hoàn thì
Bị phạt tiền chậm nộp mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
Thuế TNDN

1. Không thực hiện tạm tính và nộp thuế TNDN; nộp tờ khai quyết toán thuế muộn
2. Kê khai sai mẫu tờ khai quyết toán thuế

Thuế TNCN

1. Kê khai muộn
2. Kê khai sai kỳ kê khai tính thuế TNCN
3. Quyết toán thay NNT nhưng chưa có UQQT của NNT
4. Không quyết toán thuế cho những người không phải nộp thuế TNCN

3.2 Hướng xử lý:

  • Thực hiện kê khai bổ sung với số lần khai bổ sung phải bằng lần bổ sung của tờ khai bổ sung liền trước cộng 1
  • DN thực hiện kê khai bổ sung đối với tờ khai có sai sót và gửi lại cho CQ Thuế tờ khai đã điều chỉnh và bổ sung
  • DN xác định đúng đối tượng phải nộp theo tháng hay quý để thực hiện kê khai. Trường hợp kê khai sai thì hủy tờ khai sai và cập nhật tờ khai đúng
  • DN thông báo với CQ Thuế để CQ Thuế thực hiện hủy tờ khai sai và cập nhật tờ khai đúng
  • Kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ phát hiện nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cq có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế
  • Thực hiện kê khai thuế GTGT cả khi không phát sinh chứng từ
  • Đề nghị cung cấp lại hóa đơn; thực hiện hủy hóa đơn và cung cấp hóa đơn điều chỉnh trước khi khai thuế
  • Thực hiện điều chỉnh bổ sung tờ khai, nộp số tiền thuế còn thiếu và tiền chậm nộp thuế

4. TÀI KHOẢN TIỀN 111- 112

4.1 Những sai phạm về tài khoản tiền 111 -112

Nội dung sai phạm Ảnh hưởng (giảm chi phí)
+ Hóa đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt hoặc một phần bằng tiền mặt (kể cả trường hợp nộp tiền mặt vào tài khoản của người bán)

+ Bên mua ang tài khoản cá nhân thanh toán hóa đơn trên 20 triệu đồng (trừ trường hợp cá nhân được doanh nghiệp ủy quyền với người bán và thanh toán lại với DN)

+ Bên mua mua hàng của 1 NCC nhiều lần trong ngày với mỗi HĐ < 20 triệu đồng, nhưng giá trị tổng số lần mua > 20 triệu, bên mua thanh toán từng lần bằng tiền mặt hoặc một phần bằng tiền mặt

+ Về thuế TNDN: giảm chi phí được trừ tương ứng giá trị trước thuế GTGT

+ Về thuế GTGT: không được khấu trừ, ghi nhận thuế GTGT vào chi phí cũng không được tính vào chi phí được trừ

 

4.2 Hướng xử lý

  • Thu lại tiền mặt, chuyển khoản cho người bán
  • Bù trừ công nợ: bù trừ với khoản công nợ phải thu của khách ang đó (nếu có), hoặc bù trừ công nợ 3 bên
  • Hủy hóa đơn cũ, Xuất các hóa đơn mới ở 2 ngày khác nhau
  • Sửa thành ngày khác nhau trong bảng kê hàng hóa mua vào (chỉ áp dụng khi không áp dụng được 3 cách trên)

5. TÀI KHOẢN 121 – TÀI KHOẢN 128

5.1 Những sai phạm liên quan đến tài khoản 121 – 128

Nội dung sai phạm Ảnh hưởng
Tăng doanh thu Giảm chi phí
1. Trích lập dự phòng khi không xác định được giá thị trường, chưa đủ hồ sơ theo quy định như: trích lập với chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng, cổ phiếu quỹ Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết >> cái này ở TK 335 chứ Chi phí dự phòng sẽ bị loại trừ nếu không trích lập phù hợp

 

2. Tài khoản 128: Cho vay lãi suất 0% sẽ bị CQT ấn định theo lãi suất thị trường Tăng doanh thu tương ứng với lãi suất bị ấn định

 

5.2 Hướng xử lý

  • Trích lập dự phòng khi có cơ sở xác định giá thị trường, có đủ hồ sơ theo quy định
  • Cho các khoản vay có lãi suất

6. TÀI KHOẢN 221-222-223

6.1 Những sai phạm

Nội dung sai phạm: Tài khoản 2292 Trích lập dự phòng nhiều hơn so với quy định tại Thông tư 89/2013/TT-BTC

Làm giảm chi phí: Chi phí dự phòng sẽ bị loại trừ nếu không trích lập phù hợp

6.2 Hướng xử lý

Trích lập dự phòng khi có cơ sở xác định giá thị trường, có đủ hồ sơ theo quy định

7. TÀI KHOẢN 131-138 VÀ TÀI KHOẢN 141

7.1 Những sai phạm

Nội dung sai phạm Ảnh hưởng
Tăng doanh thu Giảm chi phí
Tài khoản 131 TK 131
1. Thực hiện trích lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi không có đủ chứng từ gốc như hợp đồng, hóa đơn, khế ước vay nợ… đối chiếu xác nhận nợ tại thời điểm trích lập
2.Trích lập dự phòng sai theo quy định
Giảm chi phí được trừ tương ứng đối với khoản trích lập dự phòng sai, không có đủ hồ sơ theo quy định.
3. Xác định sai tỷ giá khi đánh giá CLTG cuối năm
4. Không loại trừ khoản đánh giá CLTG của nợ phải thu khỏi thu nhập chịu thuế.
5. Đánh giá cả các khoản mục không phải là “khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ” như dư có TK 131, TK 141 sau hoàn bằng chứng từ…
Giảm chi phí được trừ đối với khoản đánh giá CLTG sai, khoản CLTG chưa loại trừ.
Tài khoản 138, 141
1. Cho mượn tiền trong thời gian dài, không lãi suất theo dõi trên TK138 >> không hợp lý 
Ấn định doanh thu theo lãi suất thị trường (bị coi là cho vay)
2. Tạm ứng cho nhân viên số tiền lớn mà không chứng minh được lý do tạm ứng, tạm ứng trong thời gian dài, không có thời điểm hoàn ứng (doanh nghiệp đang đi vay)

 

 

 

TK141

Có thể coi là vốn bị chiếm dụng và bị ấn định lãi suất >> tăng thu nhập Ngoài ra, chi phí lãi vay tương ứng với số tạm ứng không được trừ do không chứng minh được thiếu vốn

7.2 Hướng xử lý

Tài khoản 131

  • Bổ sung hồ sơ đối với khoản trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định
  • Đối với khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
    + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm
    + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
    + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
    + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên

Tài khoản 141
Thuế cho rằng đó là hoạt động cho vay cá nhân, ấn định lãi theo lãi suất ngân hàng.

Tài khoản 152 ->157

Nội dung sai phạm:

  • Tài sản tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường không có đủ hồ sơ theo quy định
  • Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường không có đủ hồ sơ theo quy định
  • Giá trị thuần để ước tính dự  phòng giảm giá HTK chưa hợp lý
  • Chi phí NVL vượt định mức tiêu hao hợp lý
  • Chi phí mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản,…. (Khoản 2.4) ko có Bảng kê số 01/TNDN
  • Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sp hàng hóa

Làm giảm chi phí: Không được tính vào chi phí được trừ

8. TÀI KHOẢN 133 – TÀI KHOẢN 242

Nội dung sai phạm Ảnh hưởng (giảm chi phí)
Tài khoản 133
+ Hạch toán những khoản thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào TK 133 và khấu trừ toàn bộ: thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động sxkd không chịu thuế, thuế GTGT đầu vào của những hóa đơn không hợp lệ, hóa đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt…
+ Hạch toán thuế GTGT dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế trên TK 133 và khấu trừ toàn bộ
Loại các khoản thuế đầu vào không được khấu trừ>>> tăng thuế phải nộp;

Chi phí phân bổ bị loại ra khỏi các khoản chi phí được trừ.

 

Tài khoản 242
Vẫn phân bổ chi phí của CCDC đã phân bổ hết giá trị

9. TÀI KHOẢN 211- 213- 214

9.1 Những sai phạm

Nội dung sai phạm Ảnh hưởng (giảm chi phí)
Tài khoản 211,213, 241

+ Các chi phí không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ
+ Đối với một số CP hình thành TSCĐ VH (như cp đền bù, giải phóng mặt bằng) nhưng được theo dõi trên TK 242
+ Ghi nhận quyền sd đất không thỏa mãn điều kiện TSCĐVH

+ Phân bổ các chi phí chung vào chi phí XDCBDD, nguyên giá TSCĐ chưa phù hợp (bao gồm chi phí lãi vay được vốn hóa)
+ Chi phí nâng cấp không đủ tiêu chuẩn tăng nguyên giá TSCĐ mà đơn vị vẫn ghi tăng
+ Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chưa xác định lại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phí trong kì.
+ Hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng chế độ quy định: ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa; chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất hoặc thời gian sử dụng; ghi tăng nguyên giá không đúng với biên bản bàn giao, nghiệm thu

+ Không phát hành HĐ khi thanh lý TSCĐ
+ Tài sản đi thuê hoạt động nhưng vẫn ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ

Chi phí khấu hao TSCĐ bị loại ra khỏi chi phí được trừ làm tăng doanh thu tính thuế TNDN => tăng số thuế TNDN phải nộp

 

Tài khoản 214
+ Chi phí khấu hao TSCĐ không sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa dịch vụ (trừ các TSCĐ phục vụ cho NLĐ làm việc
+ Chi phí khấu hao TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được việc tờ sở hữu của doanh nghiệp là hợp pháp…
+ Phần trích KH vượt mức quy định theo khung KH của Bộ tài chính
+ Phần trích KH tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô kinh doanh vận tải, du lịch, kinh doanh khách sạn…)
+ KH đối với TSCĐ đã KH hết giá trị
+ KH đối với công trình trên đất sử dụng cho hoạt động SXKD và mục đích khác thì không được tính KH vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình sử dụng cho mục đích khác

9.2 Hướng xử lý

  • Cách khoản chi phí không được trừ này vẫn hạch toán theo chế độ kế toán nhưng đến cuối năm khi lập tờ khai Quyết toán thuế 03/TNDN thì các khoản chi phí không được trừ này phải đưa vào chỉ tiêu B4.
  • Cuối năm khi thực hiện Quyết toán thuế TNDN thì DN phải tính lại bảng khấu hao TSCĐ.

10. TÀI KHOẢN 334, 3335, 338

10.1 Những sai phạm

Nội dung sai phạm Ảnh hưởng (giảm chi phí)
TK 334
+ Tiền lương, tiền thưởng các loại, phụ cấp, bảo hiểm nhân thọ không được ghi cụ thể “điều kiện hưởng và mức hưởng” tại: hợp đồng lao động, quy chế thưởng của công ty,…
+ Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà DN không có quy chế quy định cụ thể, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến cải tiến
+ Chi phụ cấp NLĐ đi công tác, chi phí đi lại, thuê chỗ ở không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ
+ Chi phụ cấp: trách nhiệm, chức vụ, chuyên cần nhưng không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
+ Tiền lương, công trả cho HĐTV, HĐQT không trực tiếp tham gia điều hành SXKD
+ Tiền lương trả cho chủ DN tư nhân, TNHH 1TV dù có tham gia trực tiếp điều hành SXKD
+ Chi tiền lương, công, phụ cấp cho NLĐ nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trả
+ Chi tiền lương, công cho NLĐ đã hạch toán vào CPSXKD trong kỳ, nhưng thực tế chưa chi trả hoặc k có chứng từ thanh toán
+ Các khoản có tính chất tiền lương như: tiền học phí cho con người nước ngoài, tiền thuê nhà của người lao động nhưng không có trong quy chế hoặc có trong quy chế nhưng không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ
+ Chi trang phục bằng hiện vật không có hóa đơn, chứng từ
+ Chi trang phục bằng tiền vượt quá 5trđ/người/năm
+ Các khoản chi cho LAO ĐỘNG NỮ nhưng chi k đúng đối tượng hoặc vượt định mức: phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian được nghỉ theo chế độ(sau sinh, cho con bú..); chi khám sức khỏe thêm trong năm: chi bồi dưỡng sau sinh lần thứ 1 và lần 2; chi đào tạo lại nghề cho lao động nữ trường hợp nghề cũ không còn phù hợp.+ Chi phí lương không tương ứng với lương đăng ký đóng BHXH (trừ trường hợp xây dựng quy chế lương phù hợp như trả lương theo KPI)
– Thuế TNDN: không được tính vào chi phí được trừ
– Thuế TNCN: các phần chi vượt quá quy chế, hợp đồng, chi trang phục bằng tiền mặt vượt quá 5tr/ng/năm, thì phần vượt quá tính vào thu nhập chịu thuế TNCN 
TK 3335
+ Chi tiền ăn trưa (trường hợp DN không tổ chức ăn) vượt quá 730.000/tháng mà không tính vào TNCT TNCN phần vượt
+ Hỗ trợ trả thay tiền thuê nhà ở cho nhân viên quá 15% tổng thu nhập chịu thuế mà không tính vào TNCT TNCN phần vượt
+ Không tính vào TNCT tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm ban đêm phần được bằng với ngày làm việc bình thường (chỉ miễn phần vượt)
+ Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm ban đêm phần trả cao hơn so với ngày làm việc bình thường theo quy định bộ Luật LĐ nhưng không lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm,.. đã trả cho NLĐ
+ không tính vào TNCT khoản Chi tiền hiếu, hỉ cho NLĐ, gia đình NLĐ quá 1 tháng lương bình quân thực tế hoặc không có trong “điều kiện hưởng và mức hưởng” trong quy chế của cty/hợp đồng lao động
+ không tính vào TNCT Tiền mua bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ… CÓ TÍCH LŨY VỀ PHÍ
+ không tính vào TNCT Tiền mua vé máy bay khứ hồi cho NLĐ ở nước ngoài về nước nhiều hơn 1 lần/năm
+ Không tính vào thu nhập vãng lai khoản Chi trả tiền ăn trưa,… cho lao động dưới 3 tháng (thử việc, giao khoán, thời vụ…)
+ Người phụ thuộc chưa có MST
+ Người phụ thuộc không đúng theo quy định như: vượt tuổi nhưng vẫn kê là người phụ thuộc, người trong tuổi lao động nhưng không có hồ sơ chứng minh như không có khả năng lao động, tàn tật…
+ Không khấu trừ tại nguồn đối với một số khoản thu nhập: thu nhập vãng lai không khấu trừ 10% (trừ trường hợp có cam kết); thu nhập từ đầu tư vốn 5% (lãi vay cá nhân)
+ Vay cá nhân là bên liên quan với lãi suất 0% có thể cá nhân bị ấn định lãi suất cho vay và khấu trừ tại nguồn (doanh nghiệp)
 TK 338
+ Không đóng bảo hiểm cho lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian được nghỉ theo chế độ (sau sinh, cho con bú…)

10.2 Hướng xử lý

Trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ lương của năm sau liền kề (mức trích k quá 17% quỹ tiền lương thực hiện)

11. TÀI KHOẢN 511 – 33311

Nội dung sai phạm Ảnh hưởng (tăng doanh thu)
1. Xác định sai hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế dẫn đến việc phân bổ thuế đầu vào không đúng; xác định không đúng đối tượng chịu thuế GTGT
2. Kê khai sót hóa đơn
3. Chưa thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng xuất biếu tặng, khuyến mãi chưa đăng ký với Sở Công Thương (dưới 100 triệu)
4. Xác định sai thuế suất thuế GTGT đầu ra
5. Không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ doanh thu tính thuế, kê khai thấp hơn hoá đơn dẫn đến làm giảm số thuế đầu ra, giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, được khấu trừ
6. Phản ánh, hạch toán chưa kịp thời các khoản doanh thu phát sinh dẫn đến kê khai chưa kịp thời khoản thuế GTGT đầu ra tương ứng
7. Bán hàng hóa cho cá nhân thường không xuất hóa đơn
Kê khai thiếu doanh thu làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN; làm giảm số thuế GTGT phải nộp, tăng số được khấu trừ, được hoàn

 

12. TÀI KHOẢN 641- TÀI KHOẢN 642

12.1 Những sai phạm

Nội dung sai phạm Ảnh hưởng (giảm chi phí)
TK 641:
1. Các khoản chi phí không có chứng từ kèm theo
Các chi phí này bị loại ra khỏi chi phí được trừ

 

TK 642:
2. Chi phí không có trong quy chế công ty: phụ cấp điện thoại, công tác phí, ăn ở, đi lại….
3. Chi phí đóng góp vào các hiệp hội (Được thành lập theo quy định pháp luật) vượt mức quy định của hiệp hội
4. Chi phí điện nước trong các trường hợp:
+ Doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo các hóa đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
+ Doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh
5. Chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
6. Chi phí tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, nghiên cứu khoa học không đúng đối tượng theo quy định
7. Chi phí tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, nghiên cứu khoa học không đủ hồ sơ gồm các giấy tờ:
+ Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ
+ Hóa đơn
+ Chứng từ mua hàng (Tài trợ bằng hiện vật)
+ Chứng từ chi tiền (Tài trợ bằng tiền)
9. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
10.  Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.
11. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa)
12. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
+ Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
+ Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật.
+ Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
+ Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

12.2 Hướng xử lý

  • Bổ sung đầy đủ chứng từ đính kèm
  • Điều chỉnh chi phí ghi nhận đúng kỳ
  • Bổ sung quy chế công ty

13. TÀI KHOẢN 635 – TÀI KHOẢN 341

Nội dung sai phạm Ảnh hưởng (giảm chi phí)
Tài khoản 635, 341
+ Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN VN công bố tại thời điểm vay+ Chi trả tiền lãi vay tương ứng với vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn
+ Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế (tiền, nợ phải thu) loại khỏi TNCT
+ Phần chi phí lãi vay tương ứng với gốc vay DN khác bằng tiền mặt không được trừ
+ Phần chi phí vượt quá 20% của tổng LN thuần từ HĐKD cộng với chi phí khấu hao (EBITDA), chi phí lãi vay trong kỳ của NNT không được trừ
+ Chi phí lãi vay không đầy đủ hồ sơ, chứng từ, khế ước như: hợp đồng, khế ước, chứng từ chuyển tiền
+ Sử dụng khoản vay sai mục đích để tiêu dùng cho mục đích cá nhân nhưng vẫn hạch toán lãi vay vào chi phí hợp lý, hợp lệ
Các chi phí này được loại khỏi chi phí được trừ

 

Tài khoản 515
+ Chưa loại trừ khoản đánh giá lãi chênh lệch tỷ giá cuối kỳ của tiền, nợ phải thu khỏi TNCT
+ Chưa loại trừ các khoản thu nhập được miễn thuế khi tính thuế TNDN: cổ tức, lợi nhuận được chia

14. TÀI KHOẢN 711- TÀI KHOẢN 811

Nội dung sai phạm

Ảnh hưởng

Tăng doanh thu Giảm thuế
Chưa loại các khoản thuế truy thu và tiền phạt hành chính khỏi chi phí được trừ Làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN

 

Các chi phí này bị loại ra khỏi chi phí được trừ

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com..

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO