QUY ĐỊNH CÁC KHOẢN THU TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NĂM 2019-2021

16/07/2021 823 lượt xem    
Quy định các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2019-2021

Công văn 1620/BGDĐT-KHTC về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo năm học 2019-2020; 2020-2021 và chỉ đạo điều hành giá năm 2020

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá Quý I/2020; về việc kiểm soát chặt chẽ giá dịch vụ giáo dục để bình ổn mặt bằng giá thị trường; giảm khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND các cấp, sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục cùng phối hợp; thực hiện tốt các nội dung liên quan đến chỉ đạo điều hành giá; và thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021. Cụ thể như sau:

1. Tập trung trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư theo hướng dẫn

Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư theo hướng dẫn; bố trí vốn đối ứng để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các Chương trình, Đề án, Dự án… thụ hưởng qua Bộ GDĐT; Tập trung các nguồn lực để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp học cho năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đẩy mạnh việc giải ngân các nguồn kinh phí đề án, dự án; liên quan bảo đảm tiến độ giải ngân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

2. Ưu tiên bố trí các nguồn lực để huy động và phân bố ngân sách cho giáo dục đảm bảo chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục

Ưu tiên bố trí các nguồn lực để huy động và phân bố ngân sách cho giáo dục đảm bảo chi thường xuyên (tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và các hoạt động giảng dạy, học tập…) cho các cơ sở giáo dục; đúng quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg; về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước; để đảm bảo điều kiện thực hiện tốt các chỉ đạo của ngành giáo dục. Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra:

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu; chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu. Đồng thời chỉ đạo quán triệt Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định; tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; và chỉ cho phép được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.

4. Đặc biệt, trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, việc thực hiện các khoản thu đối với năm học 2019-2020 phải đảm bảo nguyên tắc sau:

Về cơ chế thu học phí thực hiện theo đúng quy định tại: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021

Đối với việc triển khai dạy học trực tuyến; đề nghị các địa phương và cơ sở giáo dục cần căn cứ các Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH; hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường do dịch Covid-19 năm học 2019-2020.

Công văn số 795/BGDĐT-GDĐH triển khai công tác đào tạo từ xa ứng phó với dịch Covid-19; Công văn số 988/BGDĐT-GDĐH về việc đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 để tính toán, thông báo công khai minh bạch và thỏa thuận thu trên cơ sở triển khai thực tế công tác dạy học.

Đối với các cơ sở giáo dục công lập:

Trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch; nếu không triển khai học trực tuyến thì không thực hiện thu học phí; chỉ thực hiện thu học phí khi tổ chức học trực tuyến hoặc bố trí học bù.

Mức thu học phí thực hiện theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học; nhưng không vượt quá quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP

(Cụ thể: Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên theo số tháng thực học; đối với cơ sở giáo dục phổ thông không quá 09 tháng/năm; đối với cơ sở giáo dục đại học không quá 10 tháng/năm).

Đối với các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo điểm b, khoản 6, Điều 99 Luật Giáo dục 2019; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các khoản thu dịch vụ phục vụ; hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập; theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục; trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc quản lý và sử dụng các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các quy định khác có liên quan để khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, viện trợ, hỗ trợ giáo dục đào tạo.

Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập:

Trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh; nếu không tổ chức học trực tuyến thì sẽ không được thu học phí và các khoản thu hộ, chi hộ.

Nếu đã thu thì sẽ thực hiện thanh toán bù trừ khi học sinh đi học trở lại; và thanh quyết toán vào cuối năm học với phụ huynh học sinh.

Nếu tổ chức học trực tuyến

Các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai các khoản chi phí phát sinh cần thiết. Triển khai các hoạt động tổ chức dạy; thời gian thực tế học trực tuyến; các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến; tỷ lệ hoàn thành chương trình học… để xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh; nhưng không được vượt quá mức thu, tổng thu cả năm học đã được cam kết, công khai từ đầu năm học. Đồng thời có chính sách giảm mức thu phù hợp với điều kiện của học sinh, sinh viên.

5. Chỉ đạo các sở ban ngành có liên quan:

Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết; công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn bảo đảm công khai, minh bạch; theo đúng quy định của Luật giá và các văn bản có liên quan.

6. Căn cứ vào trần học phí năm học 2020-2021, đề nghị các địa phương: 

Gửi báo cáo dự kiến thời điểm tăng giá dịch vụ giáo dục cụ thể cho các cấp học thuộc thành thị, nông thôn, miền núi, các ngành đào tạo trong năm 2020; theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập; và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập về Bộ GDĐT trước ngày 30/5/2020; để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn
Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO