Hướng dẫn thu nộp thuế TNCN đối với sỹ quan, hạ sỹ, công chức, viên chức trong Công an nhân dân

07/09/2017 965 lượt xem    

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC THU, NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SỸ QUAN, HẠ SỸ QUAN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN VIÊN HƯỞNG LƯƠNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

***

Căn cứ Luật Quản lý thuế s78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế s 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân s 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đi, bsung một sđiều của Luật Thuế thu nhập cá nhân s 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định s83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đi, bổ sung một s điu của Luật quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyềncơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đi với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc thu, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, công chức, viên chức và nhân viên hưởng lương trong Công an nhân dân như sau:

Điều 1. Phm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc thu, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công (sau đây gọi chung là người nộp thuế) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong Công an nhân dân trả (sau đây gọi chung là tổ chức trả thu nhập).

Việc khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế có thu nhập khác ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công và đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các doanh nghiệp trong Công an nhân dân trả thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và pháp luật về quản lý thuế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

Người nộp thuế gồm: sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ Công an nhân dân; công chức, viên chức, nhân viên, lao động hợp đồng hưởng lương từ tổ chức trả thu nhập.

Tổ chức trả thu nhập, cá nhân và tổ chức có liên quan đến việc thu, nộp thuế thu nhập cá nhân của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 3. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công gồm:

Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công bằng tiền hoặc không bằng tiền ghi trong quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương, nâng bậc, thăng cấp bậc hàm hoặc ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người nộp thuế nhận được, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

a) Các khoản phụ cấp, đặc thù trong Công an nhân dân:

– Phụ cấp đặc biệt;

– Phụ cấp thâm niên nghề đối với sỹ quan, hạ sỹ quan công an; phụ cấp thâm niên vượt khung đối với sỹ quan, hạ sỹ quan công an;

– Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đối với công chức, viên chức, nhân viên công an.

b) Các khoản phụ cấp đặc thù an ninh:

– Phụ cấp, bồi dưỡng đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ đảm nhiệm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm hoặc nặng nhọc, nguy hiểm; khi tham gia huấn luyện, chiến đấu, ứng trực sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, thi hành án, phòng chống lụt bão, tai nạn, thương tích và tìm kiếm cứu nạn và một số nhiệm vụ khác;

– Phụ cấp, bồi dưỡng đối với lực lượng công an trực tiếp tham gia các đội công tác tăng cường cho cơ sở địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc và các tỉnh biên giới Việt – Lào;

– Phụ cấp đối với cán bộ, chiến sỹ công an công tác ở vùng cao, hải đảo;

– Phụ cấp, bồi dưỡng đối với lực lượng cảnh sát đảm bảo trật tự an toàn giao thông;

– Phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và trách nhiệm theo nghề thanh tra đối với thanh tra viên thanh tra chuyên ngành công an, phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên (theo quy định của Văn phòng Trung ương Đảng), phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với cán bộ kiểm tra đảng, phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng chống tham nhũng trong Công an nhân dân;

– Phụ cấp, bồi dưỡng đối với lực lượng điều tra án, truy nã tội phạm trong Công an nhân dân;

– Phụ cấp đối với cán bộ, chiến sỹ lực lượng công an nhân dân trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám bệnh và đấu tranh với đối tượng nhiễm HIV/AIDS;

– Phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường giáo dưỡng, trường văn hóa trong Công an nhân dân;

– Phụ cấp ưu đãi đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ trong Công an nhân dân;

– Phụ cấp đặc biệt và trợ cấp đặc thù đối với lực lượng tình báo;

– Phụ cấp, bồi dưỡng giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;

– Phụ cấp đặc thù đối với cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân theo Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg ngày 06/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

– Phụ cấp đối với cán bộ chiến sỹ công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật;

– Phụ cấp đối với lực lượng làm nhiệm vụ tại K, C;

– Phụ cấp bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ phục vụ bảo vệ các hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam, bảo vệ các ngày lễ lớn của đất nước, lễ tết, truyền thống;

– Phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác pháp chế và lao động nghệ thuật trong Công an nhân dân;

Phụ cấp đặc thù của lực lượng cơ yếu trong Công an nhân dân: Phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật, mật mã, phụ cấp đặc thù ngành cơ yếu (nếu có), phụ cấp trách nhiệm công việc cơ yếu;

– Các khoản phụ cấp an ninh khác cho lực lượng công an theo quy định của pháp luật;

– Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh theo quy định của pháp luật;

– Trợ cấp xuất ngũ, phục viên; trợ cấp tạo việc làm sau xuất ngũ phục viên;

– Trợ cấp đặc thù đối với cán bộ chiến sỹ công an khi nghỉ hưu, hy sinh, từ trần, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật;

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

c) Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân:

c.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

c.2) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

c.3) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;

c.4) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, ốm đau, sau điều trị tai nạn, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp tiền tuất một lần, trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;

c.5) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;

c.6) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;

c.7) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

a) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể:

– Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như: Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sỹ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến;

– Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng;

– Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng;

– Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng;

– Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước;

– Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu;

– Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.

– Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

b) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

c) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

d) Tiền thưởng về phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

e) Tiền thưởng do có thành tích trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia; tiền thưởng do có thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong phong trào thi đua vì an ninh tổ quốc, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác; thù lao khác. Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức thực hiện như hướng dẫn tại điểm c, d, đ Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

a) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động. Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm:

– Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng;

– Vợ hoặc chồng;

– Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

a.1) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

a.2) Tổ chức chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của tổ chức (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của tổ chức (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

b) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.

c) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

d) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành ủy, Tỉnh ủy.

e) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

f) Các khoản thu nhập khác cá nhân nhận được không tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định chung của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người nộp thuế không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

Điều 4. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ sau:

a) Các khoản giảm trừ gia cảnh.

b) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

c) Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Các khoản đóng góp vào các quỹ do Bộ Công an thành lập như quỹ phòng chống thiên tai, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, nghĩa tình đồng đội, nghĩa tình chị em và các quỹ khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Cách xác định các khoản được giảm trừ tại khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần hướng dẫn tại khoản 2, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

Cách tính thuế.

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập, số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Điều 5. Giảm thuế

Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế thu nhập cá nhân, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Cụ thể như sau:

Xác định số thuế được giảm.

a) Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó.

b) Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế.

c) Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).

d) Số thuế giảm được xác định như sau:

d.1) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại;

d.2) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.

Hồ sơ, thủ tục xét giảm thuế thực hiện theo pháp luật về quản lý thuế.

Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế: Thủ trưởng các tổ chức trả thu nhập thuộc Bộ Công an xem xét, ban hành quyết định giảm thuế và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Điều 6. Đăng ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế

Đối với người nộp thuế trong các tổ chức trả thu nhập.

a) Đăng ký thuế

a.1) Người nộp thuế trong tổ chức trả thu nhập tạm thời chưa phải đăng ký thuế.

a.2) Người phụ thuộc của người nộp thuế trong tổ chức trả thu nhập và các đơn vị sự nghiệp công lập có thu trong Công an nhân dân tạm thời chưa phải đăng ký thuế.

a.3) Đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh.

– Đăng ký người phụ thuộc lần đầu: Người nộp thuế thực hiện đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.

– Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc: Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.

– Trường hợp người nộp thuế có chung người phụ thuộc với người nộp thuế khác như vợ hoặc chồng, anh, chị, em ruột… thì phải thỏa thuận để khai người phụ thuộc theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế; nếu người nộp thuế và người nộp thuế khác có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng đều khai giảm trừ gia cảnh thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Người nộp thuế chỉ phải nộp Tờ khai đăng ký người phụ thuộc, có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ và thủ trưởng tổ chức trả thu nhập mà không phải nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, đồng thời chịu trách nhiệm về tính trung thực khi kê khai giảm trừ.

b) Khấu trừ thuế

b.1) Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và nộp về cơ quan tài chính cấp trên. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, đơn vị dự toán cấp 2 trực tiếp thu và tổng hợp số thuế thu nhập cá nhân của các đơn vị trực thuộc và nộp vào Ngân sách nhà nước.

Việc khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được thực hiện hàng tháng; số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

b.2) Trường hợp tổ chức trả thu nhập có phát sinh việc trả thu nhập cho các cá nhân ngoài tổ chức trả thu nhập thì thực hiện khấu trừ thuế với mức 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Tổ chức trả thu nhập sử dụng chứng từ khấu trừ thuế do cơ quan thuế cấp hoặc tự in chứng từ khấu trừ thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để cấp cho cá nhân bị khấu trừ thuế.

c) Nộp thuế

c.1) Hàng tháng, chậm nhất là ngày 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo, tổ chức trả thu nhập nộp số thuế đã khấu trừ lên cơ quan tài chính cấp trên.

c.2) Hàng quý, chậm nhất là ngày 30 (ba mươi) của tháng đầu quý tiếp theo, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, các đơn vị dự toán cấp 2 nộp số thuế thu nhập cá nhân của đơn vị và các đơn vị trực thuộc vào Ngân sách nhà nước qua tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị giao dịch.

c.3) Hết năm chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm sau, trên cơ sở quyết toán thu, nộp thuế, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, các đơn vị dự toán cấp 2 có trách nhiệm xác định tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, số đã nộp và nộp hết số còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

d) Khai quyết toán thuế

– Người nộp thuế không phải lập hồ sơ quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu tại Điều 3 Thông tư này.

Tổ chức trả thu nhập, thực hiện quyết toán thuế thay cho từng cá nhân đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nêu tại Điều 3 Thông tư này và báo cáo quyết toán chung cùng kỳ với báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm với cơ quan cấp trên.

– Khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với từng trường hợp cụ thể, nếu người nộp thuế có số thuế đã khấu trừ trong năm lớn hơn số thuế phải nộp thì tổ chức trả thu nhập bù trừ số chênh lệch vào số thuế phát sinh của cá nhân đó ở kỳ tiếp theo. Nếu người nộp thuế có yêu cầu hoàn lại số thuế đã nộp thừa thì tổ chức trả thu nhập phải hoàn trả cho người nộp thuế đó. Người nộp thuế phải làm đơn đề nghị hoàn thuế gửi tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ hoàn thuế; tổ chức trả thu nhập lấy số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chung trong tháng để hoàn trả, số còn lại nộp lên cấp trên.

Đối với doanh nghiệp trong Công an nhân dân.

a) Các doanh nghiệp trong Công an nhân dân thực hiện khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và pháp luật về quản lý thuế.

b) Người nộp thuế làm việc tại doanh nghiệp trong Công an nhân dân thực hiện đăng ký thuế, khai giảm trừ gia cảnh, xác định số thuế phải nộp, quyết toán thuế, hoàn thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và pháp luật về quản lý thuế.

Riêng phụ cấp, trợ cấp đặc thù ngành Công an được trừ vào thu nhập chịu thuế như hướng dẫn theo điểm a, khoản 2, Điều 3 Thông tư này.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

Hiệu lực thi hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 123/2008/TTLT-BTC-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính – Bộ Công an. Các nội dung khác liên quan đến thu nhập từ tiền lương, tiền công không nêu tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

Các nội dung về chính sách thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP hiệu lực từ thời điểm Luật, Nghị định có hiệu lực (01/7/2013).

Bộ Công an hướng dẫn hệ thống mẫu biểu báo cáo về khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế; hướng dẫn, kiểm tra việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong hệ thống tổ chức các đơn vị trong Công an nhân dân.

Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

a) Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính, Cục Tài chính – Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.

b) Tổ chức trả thu nhập và cá nhân có thu nhập chịu thuế chịu trách nhiệm chấp hành và thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và Bộ Công an (Cục Tài chính) để nghiên cứu giải quyết.

 

Tìm hiểu thêm về Kiểm toán- Pháp lý – Thuế tại : Kiemtoancalico.com và Calico.vn

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO