HD giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của các doanh nghiệp

15/01/2019 797 lượt xem    

Công văn 3614/TCT-QLN

V/v Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

Kính gửi: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại 591
(Đà Nẵng, Quận Hải Châu, 01c, Ngô Tất Tố, phường Hòa Cường Bắc)

Tổng cục Thuế nhận được công văn số nhận được công văn số 38/CV- CTC591 ngày 10/8/2018 của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại 591 về việc ý kiến của Công ty CP XD & TM 591  về khoản nợ thuế của Xí nghiệp Cơ khí và Xây dựng 591.

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Quá trình giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của Xí nghiệp cơ khí xây dựng 591

– Công văn 6743/BTC-TCDN ngày 22/5/2007 của BTC về việc xử lý xóa nợ thuế đối với các công ty nhà nước thực hiện chuyển đổi hướng dẫn:

“Theo quy định của Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 thì kể từ ngày 01/7/2007  chỉ có các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt mới được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.

Vì vậy, để xử lý dứt điểm các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt cho các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, giao, bán quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước, BTC đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc đối tượng được xóa nợ theo các Nghị định trên phối hợp với các cơ quan có liên quan:

1. Hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đề nghị xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách theo quy định tại Thông tư 32/2002/TT-BTC ngày 10/4/2002 của BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định  172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan và công văn số 10945/BTC-TCT ngày 31/8/2005 của BTC về việc xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước gửi về BTC để xem xét giải quyết theo quy định.

Đối tượng xử lý là các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi trước ngày 01/7/2007”.

Căn cứ hướng dẫn trên, thì kể từ ngày 01/7/2007 chỉ có các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt mới được xóa nợ:

  • Tiền thuế,
  • Tiền phạt.

Để xử lý dứt điểm các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt cho các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, giao, bán,BTC đã có công văn số 6743 BTC/TCDN nêu trên xử lý xóa nợ thuế đối với các Công ty nhà nước thực hiện chuyển đổi, trong đó quy định đối tượng xử lý là các DN thực hiện cổ phần hóa, giao, bán quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần thực hiện sắp xếp, chuyển đổi trước ngày 01/7/2007.

Trường hợp của Xí nghiệp 591:

Ngày 21/11/2007 Cục Thuế TP. Đà Nẵng có hồ sơ đề nghị xóa nợ kèm công văn số 7648/CT-QLN gửi Tổng cục Thuế.

Theo hồ sơ xóa nợ kèm theo và báo cáo của Công ty 591 tại công văn số 38/CV-CTC591 nêu trên, thì ngày 22/6/2007 Xí nghiệp có Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2006.

Ngày 28/6/2007 Bộ Giao thông Vận tải có Quyết định số 2006/QĐ-BGTVT quyết định về giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Ngày 30/1/2008, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 306/QĐ-BGTVT phê duyệt phương án và chuyển Xí nghiệp thành Công ty cổ phần.

Như vậy, Xí nghiệp 591 chuyển sang Công ty cổ phần sau ngày 1/7/2007 nên không thuộc đối tượng được xử lý theo công văn số 6743 BTC/TCDN nêu trên.

– Trong thời gian này, BTC tiếp tục có công văn báo cáo Chính phủ xin ý kiến về việc xóa nợ, tiền thuế tiền phạt đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, BTC đã ban hành Thông tư 34/2010/TT-BTC ngày 12/3/2010 của BTC hướng dẫn thực hiện:

  • Xóa nợ thuế
  • Các khoản phải nộp NSNN

đối với DNNN thực hiện sắp xếp chuyển đổi trước ngày 01/7/2007.

– Điều 1 Thông tư 34/2010/TT-BTC ngày 12/3/2010 của BTC hướng dẫn thực hiện xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với DNNN thực hiện sắp xếp chuyển đổi trước ngày 01/7/2007 quy định:

“Điều 1. Đối tượng xử lý.

Đối tượng được xử lý xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN (sau đây gọi chung là xóa nợ thuế) bao gồm:

  • Các Tổng công ty,
  • Công ty,
  • Nhà máy,
  • Xí nghiệp…

(gọi chung là DNNN) được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước tổ chức hạch toán độc lập, thực hiện sắp xếp, chuyển đổi trước 01/7/2007 theo quyết định của cấp có thẩm quyền thuộc các trường hợp được xóa nợ thuế theo quy định.

Bao gồm các trường hợp cụ thể sau:

1. DNNN thực hiện cổ phần hóa.

…”

– Điều 4 Thông tư số 34/2010/TT-BTC nêu trên quy định:

“Điều 4. Xóa nợ thuế đối với DNNN thực hiện cổ phần hóa.

Doanh nghiệp nhà nước đã:

  • Thực hiện cổ phần hóa
  • Đăng ký kinh doanh

trước ngày 01/7/2007 còn tồn tại các khoản nợ thuế nếu các khoản nợ thuế này đã được tính giảm trừ trong tổng số nợ.

Số thuế được xóa tối đa không vượt quá số lỗ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc thời điểm chính thức chuyển đổi.”

Căn cứ các quy định trên, thì Xí nghiệp cơ khí và xây dựng 591 không thuộc đối tượng được xem xét xóa nợ.

Vì vậy, đến ngày 19/5/2010 Tổng cục đã có công văn số 1657/TCT-QLN trả lời Cục Thuế TP. Đà Nẵng và Xí nghiệp cơ khí và xây dựng 591.

2. Ngày 2/12/2013, BTC đã ban hành Thông tư  179/2013/TT- BTC hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007.

– Khoản 3, Điều 2 “Đối tượng áp dụng” Thông tư 179/2013/TT-BTC nêu trên quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

3. Doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo :

  • Nghị định  44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998,
  • Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002,
  • Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004

của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

….”

– Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 179/2013/TT-BTC nêu trên quy định:

“Điều 3. Điều kiện áp dụng

3. Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa nêu tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này thì phải đảm bảo các điều kiện

a) Thực hiện cổ phần hóa theo:

  • Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998,
  • Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002,
  • Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004

của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

b) Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.

c) Khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại DN khi xác định giá trị DN để cổ phần hóa hoặc khi DN chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

…”

– Điều 7 Thông tư 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của BTC hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 quy định:

“Điều 7. Đối với đối tượng xóa nợ là doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này

1. Văn bản đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp NNT, trong đó xác nhận số:

  • Tiền thuế,
  • Tiền phạt

phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến nay còn nợ và chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp.

2. Văn bản đề nghị xóa nợ của doanh nghiệp gửi về cơ quan quản lý thuế trực tiếp, trong đó nêu :

  • Số tiền thuế,
  • Tiền phạt đề nghị xóa nợ;
  • Căn cứ xóa nợ;
  • Lý do số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước

có tại doanh nghiệp

Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa hoặc số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ bao gồm cả:

  • Tiền thuế,
  • Tiền phạt phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa
  •  Tiền thuế, tiền phạt của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị xóa nợ về cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại một Cục Hải quan thì DN gửi văn bản đề nghị xóa nợ về Cục Hải quan đó.

Trường hợp số:

  • Tiền thuế,
  • Tiền phạt

đề nghị xóa nợ chỉ phát sinh của hàng hóa xuất, nhập khẩu nhưng từ nhiều tờ khai xuất, nhập khẩu tại các Cục Hải quan khác nhau thì DN gửi văn bản đề nghị xóa nợ về từng Cục Hải quan nơi có số:

  • Tiền thuế,
  • Tiền phạt

đề nghị xóa nợ.

Cục Hải quan tiếp nhận, thẩm định và gửi hồ sơ xóa nợ về Tổng cục Hải quan.

3. Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về giá trị doanh nghiệp đối với số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp.

4. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần.

6. Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp (kèm theo báo cáo chi tiết nợ phải trả).

7. Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và quyết định giá trị doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp chưa có các quyết định này thì trong văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu tại Khoản 3 Điều này phải ghi rõ việc chưa có quyết định và nêu rõ lý do.

8. Quyết toán thuế và báo cáo tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp và khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

9. Xác nhận số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xóa nợ đến nay còn nợ của cơ quan Hải quan

10. Biên bản bàn giao vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.

Trường hợp chưa có Biên bản này thì trong văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác nhận chưa có Biên bản bàn giao vốn, tài sản của DN và nêu rõ lý do.

11. Các thông báo về thực hiện nộp tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và tiền phạt chậm nộp tại thời điểm đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.

12. Biên bản kiểm tra thuế (kết luận thanh tra) hoặc quyết định về việc ấn định thuế (đối với trường hợp ấn định thu).

Các tài liệu quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11 và 12 Điều này là bản sao có chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp.”

– Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 179/2013/TT-BTC nêu trên quy định:

“Điều 11. Đối với hồ sơ xóa nợ thuế quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này

1. Cục Thuế/Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận văn bản đề nghị và hồ sơ từ doanh nghiệp, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ

a) Đối với các hồ sơ đã đầy đủ và đáp ứng các điều kiện được xóa nợ thuế, Cục Thuế/Cục Hải quan lập công văn đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và gửi toàn bộ hồ sơ về Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan.

b) Đối với hồ sơ chưa lập đúng, đầy đủ theo quy định thì Cục Thuế/Cục Hải quan thông báo doanh nghiệp bổ sung hồ sơ (mẫu số 06 ban hành theo Thông tư này).

c) Đối với trường hợp không thuộc đối tượng hoặc không đủ điều kiện xóa nợ thì Cục Thuế/Cục Hải quan thông báo cho doanh nghiệp để thực hiện nộp ngân sách nhà nước (mẫu số 13 ban hành theo Thông tư này).”

Căn cứ các quy định trên, thì doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt gửi về cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được xem xét giải quyết.

Tổng cục Thuế có ý kiến để Công ty cổ phần xây dựng và thương mại 591 được biết.

 

Chúc các bạn thành công.

  • Mọi chi tiết xin liên hệ:
  • ® Hãng kiểm toán Calico
  •  Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội, Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hầ Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  •  Website: KiemToanCalico.com  www.calico.vn
Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO