Tổng cục Thuế đã tiếp nhận công văn số 2479/VTQĐ-TC ngày 5/8/2015 của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) báo cáo phương án triển khai thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) và vướng mắc trong quá trình triển khai HĐĐT theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính. Cụ thể những thắc mẵc của Viettel xoay quanh các vấn đề như chữ ký của người mua trên HĐĐT; lưu trữ HĐĐT phục vụ hạch toán, kê khai thuế và công tác kiểm tra; chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy; gửi và truyền dữ liệu của HĐĐT và điều chỉnh thông tin trên hóa đơn và lập hóa đơn điều chỉnh.
Bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu kỹ hơn và chỉ ra các bước hướng dẫn về vấn đề nêu trên theo căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 3494/TCT-DNL, ngày 27 tháng 8 năm 2015. Nội dung cụ thể như sau:
1. Về chữ ký của người mua trên HĐĐT
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014, Khoản 2 Điều 6 thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính. HĐĐT của Viettel sử dụng cho dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua, Viettel không phải nhận lại HĐĐT đã gửi cho khách hàng.
2. Về lưu trữ HĐĐT phục vụ hạch toán, kê khai thuế và công tác kiểm tra
Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính quy định:
“ Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử…”
Căn cứ quy định nêu trên, HĐĐT không phải có tên liên hóa đơn, trong ký hiệu mẫu số hóa đơn (mẫu số hóa đơn) doanh nghiệp sử dụng ký tự “0” để thể hiện số liên hóa đơn. Viettel và khách hàng nhận HĐĐT của Viettel không phải in HĐĐT ra giấy và ký, đóng dấu trừ trường hợp chuyển đổi HĐĐT ra hóa đơn giấy theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
3. Về chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy
Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính quy định về chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy. Trường hợp HĐĐT đối với dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin của Viettel cần chuyển đổi sang hóa đơn giấy thì thực hiện theo quy định này.
4. Về gửi và truyền dữ liệu của HĐĐT
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc, điều kiện của tổ chức khởi tạo HĐĐT, Viettel phải thông báo đến khách hàng về định dạng HĐĐT và phương thức truyền nhận HĐĐT đảm bảo để khách hàng biết và cùng hợp tác thực hiện HĐĐT.
Viettel thông báo trên cổng thông tin (Webportal) của Viettel về định dạng và phương thức truyền nhận HĐĐT, chuyển toàn bộ HĐĐT của khách hàng lên Webportal để khách hàng có thể tra cứu, xem và tải dữ liệu về HĐĐT. Trường hợp khách hàng đăng ký nhận HĐĐT qua email thì thực hiện gửi HĐĐT qua email cho khách hàng.
5. Về việc điều chỉnh thông tin trên hóa đơn và lập hóa đơn điều chỉnh
Đối với HĐĐT cước viễn thông – công nghệ thông tin của Viettel không bắt buộc phải có chữ ký điện tử của người mua, khi phát hiện sai sót. Viettel thực hiện điều chỉnh hóa đơn và không bắt buộc phải lập văn bản thỏa thuận với người mua. Viettel chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của việc lập hóa đơn điều chỉnh
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com
Calico4