Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa

08/02/2018 2801 lượt xem    

Khi mua bất kì sản phẩm nào, nhà sản xuất cũng cung cấp cho khách hàng dịch vụ bảo hành sản phẩm. Vậy chi phí bảo hành đó được hạch toán như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp giải đáp thắc mắc trên theo hướng dẫn tại công văn 4738/TCT-CS ngày 13/10/2016

Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính có hướng dẫn về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Cách hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa

Bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa

Nếu DN bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp tự ước tính chi phí bảo hành trên cơ sở số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ.

– Khi lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3521).

Chi phí liên quan về bảo hành

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…, có các trường hợp sau:

Nếu không có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá:

– Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá

Nợ các TK 621, 622, 627,…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,…

– Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá thực tế phát sinh trong kỳ

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có các TK 621, 622, 627,…

– Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá hoàn thành bàn giao cho khách hàng

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3521)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Nếu có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá

Số tiền phải trả cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3521)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (chênh lệch nhỏ hơn giữa dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm, hàng hoá so với chi phí thực tế về bảo hành)
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

Khi lập Báo cáo tài chính, DN phải xác định số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cần trích lập:

+ Nếu số dự phòng cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3521).

+ Nếu số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3521)
Có TK 641 – Chi phí bán hàng.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 058/CV-PAPVN ngày 27/7/2016 của Công ty TNHH Panasonic Appliaces Việt Nam (Công ty PAPVN) về việc hạch toán chi phí bảo hành.

Về vấn đề này, sau khi báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Giao Cục thuế Hà Nội căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp để rà soát: cần xem xét việc Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam có thực hiện bảo hành sản phẩm miễn phí cho khách hàng, trong hợp đồng bán hàng có quy định Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam chịu trách nhiệm bảo hành đối với các sản phẩm đã bán với tư cách là nhà sản xuất, đồng thời Công ty thực hiện trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa này theo đúng quy định về chế độ kế toán hay không.

Trên cơ sở đó mới có căn cứ xem xét việc kê khai và hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở các hồ sơ, chứng từ như: Biên bản kiểm tra sản phẩm (do các trạm bảo hành lập); Phiếu bảo hành sản phẩm (nằm trong thời hạn bảo hành); Phiếu xuất kho sản phẩm đổi bảo hành; Phiếu nhập kho khi nhận lại sản phẩm lỗi cần thay thế.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

5/5 - (1 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (1 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO