Chính sách thuế GTGT đối với sản phẩm xuất khẩu

20/07/2021 837 lượt xem    

Công văn 1219/TCT-CS năm 2020
V/v: Chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm xuất khẩu là bột silicate làm men sành sứ do Tổng cục Thuế ban hành

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Nai

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4262/CT-KT2 ngày 17/6/2019 của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai; về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm xuất khẩu là bột silicate làm men sành sứ.

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến về thuế GTGT với sản phẩm xuất khẩu như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ

Quy định về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ; về đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ

Có hiệu lực từ ngày 01/02/2018; sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ; (đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016); quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“11. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

Sản phẩm xuất khẩu

Là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản; có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng; với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên trừ các trường hợp sau:

Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến
  • Mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác; sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín; hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn); thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%
  • Nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến
  • Mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác; sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín; hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn); thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%
  • Nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác)
  • Do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu; thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%
  • Nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.
Tài nguyên, khoáng sản quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng

Là tài nguyên; khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.

Trị giá tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến được xác định như sau:
  • Đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên, khoáng sản; không bao gồm chi phí vận chuyển tài nguyên, khoáng sản từ nơi khai thác đến nơi chế biến;
  • Đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến tiếp là giá thực tế mua; không bao gồm chi phí vận chuyển tài nguyên, khoáng sản từ nơi mua đến nơi chế biến.
Chi phí năng lượng gồm: Nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.

Tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm; được xác định căn cứ vào quyết toán năm trước; và tỷ lệ này được áp dụng ổn định trong năm xuất khẩu.

  • Trường hợp năm đầu tiên xuất khẩu sản phẩm thì tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản; và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm; được xác định theo phương án đầu tư và tỷ lệ này được áp dụng ổn định trong năm xuất khẩu;
  • Trường hợp không có phương án đầu tư thì tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản; và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm; được xác định theo thực tế của sản phẩm xuất khẩu.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc xác định tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa được chế biến thành sản phẩm khác quy định tại khoản này.”

Căn cứ hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính

(hHớng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ) sửa đổi, bổ sung khoản 23 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tại Điều 1 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính

(Hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ) sửa đổi, bổ sung khoản 23 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính) hướng dẫn như sau:“…

d) Cục Thuế các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trên địa bàn

Theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để hướng dẫn các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản căn cứ đặc tính sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm để xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản đã chế biến hoặc chưa chế biến thành sản phẩm khác để thực hiện kê khai theo quy định.

…”

5. Về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng bột cát thạch anh xuất khẩu

Bộ Tài chính đã có công văn số 3176/BTC-CST ngày 21/03/2018 trả lời về thuế GTGT với sản phẩm xuất khẩu cho Công ty Hoằng Tiệp Việt Nam: 

“…chưa có đủ căn cứ khẳng định 05 sản phẩm bột cát thạch anh (SilicaPowder TFT (THA01), Silicapoder 270 Mesh, SilicaPowder325 Mesh, SilicaPowder VSP 350, SilicaPowder TH900) của Công ty TNHH Hoằng Tiệp là khoáng sản đã qua chế biến thành sản phẩm khác.

Theo trình bày của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai và thông tin từ các Công ty bán sản phẩm bột Zircon cho Công ty TNHH Zirtec

Cơ bản quy trình công nghệ sản xuất ra bột Zircon trải qua các bước: tuyển rửa quặng Titan thô, sấy khô, tuyển từ, tuyển bàn đãi nước, sấy khô, tuyển điện, sàng lọc.

Như vậy, bột Zircon có quy trình sản xuất tương tự như mặt hàng bột cát thạch anh nên chưa có đủ cơ sở khẳng định bột Zircon là khoáng sản đã qua chế biến thành sản phẩm khác. Bột silicate làm men sành sứ được sản xuất từ bột Zircon cũng chưa đủ cơ sở khẳng định là khoáng sản đã qua chế biến thành sản phẩm khác.

Đề nghị Cục Thuế tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trên địa bàn theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính để có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định.

Tổng cục Thuế có ý kiến về thuế GTGT với sản phẩm xuất khẩu để Cục Thuế tỉnh Đồng Nai được biết./.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, QuậnBa Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: KiemToanCalico.com | www.calico.vn
Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO