Xử lý vi phạm về thuế

15/01/2018 688 lượt xem    

Công văn số: 70/TCT-CS
V/v vướng mắc về chính sách thuế và xử lý vi phạm về thuế

Kính gửi: 

– Cục Thuế tỉnh Trà Vinh

Trả lời công văn:

– Số 1641/CT-KTr ngày 23/9/2010 của Cục Thuế tỉnh Trà Vinh

Về vướng mắc chính sách thuế và xử lý vi phạm về thuế; Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Thuế suất thuế GTGT đối với mặt hàng surimi chả cá:

Trước 01/01/2009, Bộ Tài chính có công văn số 7600TC/TCT ngày 9/7/2004; hướng dẫn thuế suất thuế GTGT của mặt hàng surimi chả cá.

Kể từ 01/01/2009, sau khi báo cáo và xin ý kiến của Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế có công văn số 3117/TCT-CS ngày 18/8/2010; hướng dẫn thuế suất thuế GTGT của mặt hàng surimi chả cá.

Theo đó, thuế suất thuế GTGT áp dụng cho sản phẩm surimi chả cá đã tẩm ướp gia vị; là loại thực phẩm đã qua chế biến là 10%.

2. Lập hóa đơn ghi sai thuế suất GTGT:

Tại điểm 5.1 và điểm 5.2 Mục 1 Phần B; Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính; hướng dẫn về khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

“5.1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

5.2. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết để thực hiện.”

Tại điểm 2.9 mục IV Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“2.9. Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và lập hóa đơn do hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách, kiểu dáng hoặc ghi sai thuế suất phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, điều chỉnh thuế suất thuế GTGT thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa, mức giá tăng (giảm) theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, lý do điều chỉnh thuế suất đồng thời bên bán lập hóa đơn điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm); giá bán (không được ghi số âm (-)); thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ tại hóa đơn số, ký hiệu … Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Trường hợp thuế suất ghi trên hóa đơn bán ra cao hơn thuế suất quy định, nếu không xác định được người mua thì không được lập hóa đơn điều chỉnh thuế GTGT.”

Tại điểm 1.2a mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn:

“Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và hướng dẫn tại Mục IV, Phần B Thông tư này. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT”.

Tại điểm 1.2b mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn:

“Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT; Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn”.

Vì vậy, đối với trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại điều 25; Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ; và các trường hợp ấn định thuế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, xe ô tô; xe hai bánh gắn máy theo quy định tại Thông tư số 71/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính; thì ngoài việc bị ấn định thuế, tùy theo lỗi vi phạm của người nộp thuế; mà cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO