Xử lý phản ánh, kiến nghị trong lĩnh vực thuế

29/01/2018 817 lượt xem    

Mục lục bài viết

Số: 2067/TCT-VP

Xử lý phản ánh kiến nghị của người dân trong lĩnh vực thuế và hải quan

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3610/VPCP-KSTT ngày 12/4/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý phản ánh, kiến nghị trong lĩnh vực thuế. Về kiến nghị của ông/bà Nguyễn Đăng Khoa (Đ/c: 24 Tổ 1, ấp 3, xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Kiến nghị 1: Người dân đang phải sử dụng nhiều nguồn lực doanh nghiệp để làm nghĩa vụ thuế.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP theo đó:

  • Chủ động rà soát, nghiên cứu và tham khảo các đánh giá của một số tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới; Tổ chức tài chính quốc tế) về thời gian kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam 
  • Xác định số giờ kê khai nộp thuế chênh lệch giữa Việt Nam với bình quân 6 nước ASEAN ở từng khâu (về tần suất khai, nộp thuế; về hồ sơ; nội dung khai thuế; về phương thức khai; nộp thuế;…).

Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế đã đề xuất nhiều giải pháp về cải cách thủ tục hành chính thuế, giảm thời gian và thủ tục nộp thuế cho người dân, doanh nghiệp và đạt được một số kết quả như:

  • Số giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế giảm từ 537 giờ xuống chỉ còn 117 giờ
  • Giảm được 8 lần khai và nộp thuế GTGT
  • Giảm được 4 lần nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính,

Về ứng dụng công nghệ thông tin: Tổng cục Thuế đã triển khai mạnh mẽ các dự án ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác thu nộp thuế, giảm thời gian chi phí và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi làm các thủ tục về thuế.

Đến nay, cơ bản các thủ tục hành chính thuế của doanh nghiệp đã được thực hiện qua phương thức điện tử, hệ thống khai thuế và nộp thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố.

Trong năm 2017 và định hướng đến năm 2020, với mục tiêu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Tổng cục Thuế sẽ thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính thuế, trọng tâm là:

  • Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, rút ngắn quy trình xử lý,
  • Hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế
  • Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thuế (phấn đấu đến năm 2020, thời gian nộp thuế tối đa là 110 giờ/năm)
  • Bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tổng cục Thuế ghi nhận kiến nghị của người nộp thuế để tiếp tục nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế nêu trên.

Kiến nghị 2: Nhân viên ngành thuế mất nhiều nguồn lực để hậu kiểm hóa đơn, báo thuế TNDN.

(i) Về việc hậu kiểm hóa đơn.

Theo quy định hiện nay khi kiểm tra hoàn thuế GTGT và khi kiểm tra thuế TNDN, cơ quan thuế và cơ quan khác của nhà nước đều thực hiện đối chiếu hóa đơn, đây là công việc bắt buộc. Thủ tục đối chiếu hóa đơn theo quy trình hiện nay tốn nhiều thời gian. Do đó, để khắc phục tình trạng này và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ sửa đổi chính sách bằng quy định sử dụng bắt buộc hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy.

Khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử/hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì thông tin về hóa đơn của doanh nghiệp được tập trung tại cơ quan Thuế một cách liên tục nên cơ quan Thuế có ngay thông tin về doanh thu, chi phí hàng ngày của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện ra những bất thường khi doanh nghiệp xuất hóa đơn. Cơ quan thuế, cơ quan khác của nhà nước không cần phải thực hiện xác minh hóa đơn như hiện nay.

(ii) Về báo cáo thuế TNDN.

Theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì người nộp thuế phải tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách Nhà nước và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước (trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại Điều 37, Điều 38 của Luật quản lý thuế).

– Tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ (sửa đổi Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ) quy định:

“1. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm doanh nghiệp chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình DN (không bao gồm các trường hợp chuyển đổi mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi); giải thể; chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp khai theo từng lần phát sinh đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về thuế TNDN”.

– Tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP nêu trên (bổ sung Khoản 1a Điều 26 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ) quy định:

“1a. Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.

Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý”.

Căn cứ các quy định nêu trên

Người nộp thuế căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. Cơ quan thuế không thực hiện việc ra thông báo thuế TNDN cho người nộp thuế.

Kiến nghị 3: Đề xuất là một địa chỉ online để nhận và xuất hóa đơn cho từng cá nhân (xuất hóa đơn về bán thời gian lao động cho Công ty), tổ chức. Theo đó không cần phải báo cáo hàng tháng, thuế, lợi nhuận được tính tự động. Bản chất mỗi người dân sẽ là một doanh nghiệp, tối thiểu có thể bán giờ lao động.

– Tại Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

“Điều 3. Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

– Tại Điều 2 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về đối tượng áp dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
  2. a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi chung là bán hàng hóa, dịch vụ) tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;
  3. b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
  4. c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam.
  5. Tổ chức nhận in hóa đơn.
  6. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  7. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn.”

– Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về lập hóa đơn.

Căn cứ các quy định của pháp luật về chính sách thuế, quản lý thuế và hóa đơn thì không có quy định về việc người lao động phải xuất hóa đơn khi bán thời gian lao động cho doanh nghiệp.

Kiến nghị 4: Phát triển hơn nữa, đề xuất nhà nước đầu tư phát triển hệ thống Accounting và Thuế online để mọi người có thể khởi nghiệp mà không bị rào cản. Hệ thống trên là khả thi, chi phí xây dựng dưới 100 tỷ, lợi ích mỗi năm là 1 tỷ đô la.

Hiện tại Tổng cục Thuế đã cung cấp dịch vụ khai, nộp thuế điện tử, dịch vụ hoàn thuế điện tử và sẽ tiếp tục mở rộng các dịch vụ thuế điện tử khác để ngày càng thuận lợi cho người nộp thuế. Doanh nghiệp có vướng mắc khi sử dụng dịch vụ điện tử của cơ quan thuế sẽ được cán bộ thuế hỗ trợ đầy đủ. Do vậy, hệ thống thuế điện tử đã đáp ứng cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Với định hướng xã hội hóa các dịch vụ công điện tử cho người dân và doanh nghiệp, Tổng cục Thuế không đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm kế toán doanh nghiệp mà sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) làm việc với các doanh nghiệp cung cấp phần mềm kế toán có chương trình cung cấp phần mềm kế toán miễn phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian 1-2 năm.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế sẽ kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp chữ ký số có chương trình giảm giá, miễn phí để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO