Bài viết sau sẽ hướng dẫn chính sách thuế nhà thầu đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam theo công văn 1596/TCT-CS: V/v chính sách thuế
Mục lục bài viết
- 1 Căn cứ điểm b6, khoản 1, Điều 12 và điểm b8, khoản 1, Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTCngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính quy định về doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế.
- 2 Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 12 và điểm a, khoản 2, Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu trên quy định tỷ lệ % để tính thuế GTGT và tỷ lệ % để tính thuế TNDN trên doanh thu đối với ngành kinh doanh vận tải.
- 3 Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3910/CT-TTHT ngày 25/1/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội hỏi về thuế nhà thầu đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến về mặt nguyên tắc như sau:
Căn cứ điểm b6, khoản 1, Điều 12 và điểm b8, khoản 1, Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTCngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính quy định về doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế.
– Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Ví dụ 1:
Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế GTGT của Công ty A được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc diện chịu thuế GTGT;
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.
Ví dụ 2:
Công ty B (Công ty Việt Nam) cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Để thực hiện dịch vụ này, Công ty B thanh toán (chia cước) cho Công ty C ở nước ngoài một khoản tiền là x USD. Thuế GTGT của Công ty C được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ), khoản tiền x USD Công ty C nhận được không thuộc doanh thu tính thuế GTGT;
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), khoản tiền x USD Công ty C nhận được thuộc doanh thu tính thuế GTGT; Công ty B có trách nhiệm khai, khấu trừ, nộp thay thuế GTGT trên số tiền x thanh toán cho Công ty C.
– Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Ví dụ 3:
Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế TNDN của Công ty A được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc thu nhập chịu thuế TNDN;
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.
Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 12 và điểm a, khoản 2, Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu trên quy định tỷ lệ % để tính thuế GTGT và tỷ lệ % để tính thuế TNDN trên doanh thu đối với ngành kinh doanh vận tải.
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:
STT |
Ngành kinh doanh |
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT |
1 |
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị |
5 |
2 |
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị |
3 |
3 |
Hoạt động kinh doanh khác |
2 |
Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:
STT |
Ngành kinh doanh |
Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế |
1 |
Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam {bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của Các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms} |
1 |
2 |
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan |
5 |
Riêng:
– Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino; |
10 |
|
– Dịch vụ tài chính phái sinh |
2 |
|
3 |
Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển |
2 |
4 |
Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị |
2 |
5 |
Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không) |
2 |
6 |
Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi,tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm |
0,1 |
7 |
Lãi tiền vay |
5 |
8 | Thu nhập bản quyền |
10 |
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3910/CT-TTHT ngày 25/1/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội hỏi về thuế nhà thầu đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến về mặt nguyên tắc như sau:
Căn cứ Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam thì dịch vụ chuyển phát thuộc ngành Bưu chính và chuyển phát.
Căn cứ Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17/6/2010 và Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính thì hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Theo thông tin Công ty TNHH Sebang Vina cung cấp tại công văn số 201603001/CV-FCT thì ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: Dịch vụ đại lý vận tải (bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa); kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
Theo hợp đồng đại lý giữa Công ty TNHH Sebang Vina và Công ty TKHH Sebang Express (Hàn Quốc) ký ngày 12/10/2015 có thỏa thuận: “cả hai bên đồng ý làm đại lý cho bên kia tại quốc gia mà họ có trụ sở chính để tiến hành việc kinh doanh và hoạt động vận tải đa phương thức theo đường hàng không, đường biển và đường bộ…”.
Đề nghị Cục Thuế thành phố Hà Nội căn cứ tình hình thực tế tại Công ty TNHH Sebang Vina để xác định hoạt động kinh doanh của Công ty là dịch vụ vận tải hay dịch vụ chuyển phát để áp dụng chính sách thuế nhà thầu cho phù hợp.
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com