Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động nước ngoài về nước

23/03/2021 1004 lượt xem    
Quyet-toan-thue-thu-nhap-ca-nhan-cho-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-ve-nuoc-kiemtoancalico

Mục lục bài viết

Công văn 2545/CTHN-TTHT ngày 20/01/2021.

V/v quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động nước ngoài về nước

Kính gửi: Công ty TNHH Kurita Việt Nam
(Địa chỉ: Phòng 305, Tầng 03, Trung tâm công nghệ, Khu công nghiệp Thăng Long, Xã Kim Chung, H. Đông Anh, TP Hà Nội, MST: 0107595328)

Trả lời công văn số 1512-2020 ngày 15/12/2020 Công ty TNHH Kurita Việt Nam. Hỏi về việc quyết toán thuế TNCN cho người lao động nước ngoài về nước, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

– Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Hướng dẫn như sau:

+ Tại Điều 1 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính). Quy định về người nộp thuế:

“Điều 1. Người nộp thuế

Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ. Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi. Bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP .

Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam. Về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam; không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này… ”

+ Tại Khoản 2 Điều 2 hướng dẫn thu nhập từ tiền lương, tiền công:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

+ Tại Khoản 2 Điều 8 hướng dẫn thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

“Điều 8. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công

…2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công. Mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.

b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương; tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

…”

+ Tại Khoản 1 Điều 25 hướng dẫn về khấu trừ thuế:

“1. Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên. Nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động. Thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng. Hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế). Hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).

…b.5) Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. Được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này. Của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này. …

…i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động. Theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này. Hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên. Thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

– Căn cứ Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh. Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN. Quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 va Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ. Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế:

“2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế

a) Nguyên tắc khai thuế

a.4) Ủy quyền quyết toán thuế

a.4.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương; tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức; cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán; kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương; tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức; cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán; kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán đối với phần thu nhập này.

– Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia; tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.

a.5) Nguyên tắc khai quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương; tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày. Nhưng tính trong 12 (mười hai) tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.

+ Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày tính đủ 12 (mười hai) tháng liên tục.

+ Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch

– Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh

Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam. Nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế. Thì có thể ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức; cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định. Nếu tổ chức, cá nhân đó cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân theo quy định. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.

…”

Căn cứ các quy định trên.

Trường hợp Công ty TNHH Kurita Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) chi trả các khoản lợi ích và phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền công cho người lao động nước ngoài được xác định là cá nhân cư trú tại Việt Nam (ký hợp đồng lao động với Công ty từ 03 tháng trở lên).

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ hai triệu (2.000.000) đồng trở lên thì Công ty phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho người lao động (trừ các khoản thu nhập được trừ khi tính thuế TNCN, thu nhập được miễn thuế TNCN).

Trường hợp người lao động nước ngoài khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam. Nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế.

Thì có thể ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự cho Công ty quyết toán thuế. Nếu Công ty cam kết chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân theo quy định. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế. Trường hợp còn vướng mắc đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn. Hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra Kiểm tra số 2 để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Kurita Việt Nam được biết và thực hiện./.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: KiemToanCalico.com | www.calico.vn

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO