Quy định về về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn

28/02/2018 1100 lượt xem    

Ngày 28/12/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn. Tổng cục Thuế giới thiệu một số nội dung của Thông tư số 208/2015/TT-BTC và đề nghị các Cục Thuế khẩn trương tuyên truyền, phổ biến, thông báo cho cán bộ thuế và các chính quyền địa phương trên địa bàn biết những quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn (HĐTV thuế). Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn các Quy định về về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn tại Công văn số 1027/TCT-CC ngày 15 tháng 03 năm 2016, cụ thể như sau:

  1. Mục lục bài viết

    Về thành phần HĐTV thuế

– Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định thành phần HĐTV thuế gồm:

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã – Chủ tịch Hội đồng; Đội trưởng hoặc Phó Đội trưởng Đội thuế liên xã, phường, thị trấn hoặc tương đương – Thành viên thường trực; Một công chức phụ trách về tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã – Thành viên; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn – Thành viên; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn – Thành viên; Đại diện hộ kinh doanh – Thành viên.

Trước đây: Các thành phần thuộc Cơ quan thuế, Mặt trận tổ quốc, Công an không phải là cán bộ, công chức lãnh đạo.

  1. Về Điều kiện đối với hộ kinh doanh tham gia HĐTV thuế

– Tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định một số Điều kiện đối với hộ kinh doanh tham gia HĐTV thuế:

Chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước về sản xuất kinh doanh và pháp luật thuế; Có thời gian kinh doanh tối thiểu là 3 năm tính đến trước ngày tham gia HĐTV thuế (trừ trường hợp quy định đối với địa bàn không có hộ kinh doanh). Trong đó, ưu tiên hộ kinh doanh đủ Điều kiện nêu trên là Tổ trưởng, tổ phó hoặc tương đương đại diện cho các ngành hàng sản xuất kinh doanh tại địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc chợ và Trung tâm thương mại.

Trước đây: Không quy định.

  1. Về việc đề xuất và giới thiệu hộ kinh doanh tham gia HĐTV thuế

– Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định:

Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn đề xuất và giới thiệu với Chi cục Thuế về hộ kinh doanh được lựa chọn làm đại diện tham gia trong thành phần HĐTV thuế.

Trước đây: Do Chi cục trưởng Chi cục Thuế thống nhất với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn vềdanh sách hộ kinh doanh tham gia HĐTV thuế.

  1. Về số lượng hộ kinh doanh tham gia HĐTV thuế

– Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định số lượng hộ kinh doanh tham gia HĐTV thuế tùy theo số hộ kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn cụ thể như sau:

Tại địa bàn có từ 10 hộ kinh doanh trở xuống thì có ít nhất 1 hộ kinh doanh tham gia; Tại địa bàn có từ trên 10 đến 100 hộ kinh doanh thì có ít nhất 2 hộ kinh doanh tham gia; Tại địa bàn có từ trên 100 đến 500 hộ kinh doanh thì có ít nhất là 5 hộ kinh doanh tham gia; Tại địa bàn có từ trên 500 đến 900 hộ kinh doanh thì có ít nhất là 7 hộ kinh doanh tham gia; Tại địa bàn có trên 900 hộ kinh doanh thì có ít nhất là 9 hộ kinh doanh tham gia.

Trước đây: Quy định chung là có 2 hộ kinh doanh tham gia trong thành phần của HĐTV thuế, không phân biệt theo số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

  1. Về nhiệm kỳ hoạt động của HĐTV thuế

Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định HĐTV thuế được thành lập và hoạt động theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

Trước đây: Không quy định rõ về nhiệm kỳ hoạt động của HĐTV thuế.

  1. Việc thành lập lại hoặc bổ sung, thay thế thành viên HĐTV thuế

– Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định phải thành lập lại HĐTV thuế khi hết nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. Đồng thời cũng quy định rõ về việc bổ sung, thay thế các thành viên HĐTV thuế trong các trường hợp:

(1)Thành viên là cán bộ, công chức cấp xã không còn giữ chức vụ, chức danh theo đúng thành phần quy định hoặc đã thôi không công tác tại địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi tư vấn của HĐTV thuế;

(2)Bổ sung thêm thành viên là hộ kinh doanh để phù hợp với số lượng hộ kinh doanh đang hoạt động hoặc thay thế hộ kinh doanh đã nghỉ kinh doanh tại địa bàn xã, phường, thị trấn;

(3)Các trường hợpthay đổi khác liên quan đến thành phần HĐTV thuế do Chi cục trưởng Chi cục Thuế đề xuất.

Trước đây: Không quy định.

  1. Về thủ tục thành lập HĐTV thuế

– Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định về thủ tục thành lập HĐTV thuế như sau:

– Tại địa bàn xã, phường, thị trấn có hộ kinh doanh đang hoạt động:

+ Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn đề xuất, giới thiệu và gửi danh sách hộ kinh doanh tham gia HĐTV thuế cho Chi cục Thuế khi được đề nghị.

Chi cục Thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin về hộ kinh doanh tại địa bàn xã, phường, thị trấn để Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn xem xét lựa chọn, giới thiệu hộ kinh doanh tham gia HĐTV thuế.

+ Chi cục trưởng Chi cục Thuế căn cứ thành phần và danh sách tham gia HĐTV thuế để đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập HĐTV thuế theo quy định.

Trước đây: Căn cứ thành phần HĐTV thuế theo quy định, Chi cục trưởng Chi cục Thuế thống nhất danh sách Chủ tịch và các thành viên của HĐTV thuế với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để trình Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập.

– Tại địa bàn xã, phường, thị trấn không có hộ kinh doanh:

Thông tư quy định tại địa bàn xã, phường, thị trấn không có hộ kinh doanh thì không thành lập HĐTV thuế. Khi phát sinh hộ mới ra kinh doanh, Chi cục Thuế thực hiện việc lập bộ tính thuế cho những tháng còn lại trong năm. Kể từ kỳ lập bộ tính thuế trong năm tiếp theo, Chi cục trưởng Chi cục Thuế đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập HĐTV thuế theo quy định đểthực hiện tư vấn thuế.

Trước đây: Không quy định.

  1. Về nhiệm vụ của HĐTV thuế

– Tại Điều 5 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định HĐTV thuế có 3 nhiệm vụ sau:

(1)Tư vấn về mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến của hộ kinh doanh nộp thuế ổn định đầu năm gồm hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân; hộ kinh doanh thuộc diện phải nộp thuế;

(2)Tư vấn về mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến của hộ kinh doanh mới ra kinh doanh; hộ kinh doanh có thay đổi về hoạt động kinh doanh trong năm;

(3)Tư vấn về mức thuế miễn, giảm đối với hộ kinh doanh.

Trước đây: HĐTV thuế có 7 nhiệm vụ gồm:

(1)Phối hợp với cơ quan thuế để tuyên truyền, phổ biến các Luật, Pháp lệnh về thuế;

(2)Thống kê những hộ kinh doanh mới phát sinh hoặc có thay đổi về quy mô, nội dung kinh doanh trên địa bàn để chuyển cho cơ quan thuế xác định và phân loại quản lý theo pháp luật thuế;

(3)Đôn đốc, vận động các hộ kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước;

(4)Tư vấn cho cơ quan thuế trong việc xét miễn giảm thuế cho các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán;

(5)Tham gia với cơ quan thuế vào việc xác định số thuế phải nộp của các hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn phù hợp với thực tế kinh doanh và đảm bảo tính công bằng về thuế;

(6)Phối hợp với cơ quan thuế trong việc thực hiện cưỡng chế đối với các hộ kinh doanh chây ỳ, không nộp thuế;

(7)Phản ánh, thông báo với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác các hành vi sai trái của công chức thuế.

  1. Về quyền hạn của HĐTV thuế

– Tại Điều 6 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định HĐTV thuế có quyền sau:

(1)Được tham gia tập huấn, phổ biến, nhận tài liệu về chính sách thuế, quản lý thuế hiện hành liên quan đến công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh;

(2)Yêu cầu Đội thuế liên xã, phường, thị trấn cung cấp thông tin về tình hình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn.

Trước đây: HĐTV thuế có các quyền:

(1)Được phổ biến, nhận tài liệu có liên quan đến chính sách thuế hiện hành;

(2)Yêu cầu Đội thuế quản lý địa bàn xã, phường, thị trấn cung cấp thông tin về tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn; (3)Yêu cầu các cơ quan khác cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

  1. Về trách nhiệm của Chủ tịch HĐTV thuế

– Tại Điều 7 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định Chủ tịch HĐTV thuế có các trách nhiệm sau:

(1)Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của HĐTV thuế;

(2)Mời đại biểu, triệu tập các thành viên và chủ trì các cuộc họp của HĐTV thuế;

(3)Phân công các thành viên HĐTV thuế theo dõi từng việc cụ thể;

(4)Quyết định và chịu trách nhiệm chung về hoạt động của HĐTV thuế và thành viên HĐTV thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

(5)Báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch UBND cấp huyện và Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong trường hợp cá nhân hoặc các thành viên khác không thể tiếp tục tham gia HĐTV thuế;

(6)Ký các văn bản, tài liệu giao dịch nhân danh HĐTV thuế.

Trước đây: Chủ tịch HĐTV thuế có trách nhiệm phân công các thành viên Hội đồng theo dõi từng việc cụ thể, phù hợp với công việc chuyên môn thành viên đang đảm nhận, để có Điều kiện đi sâu vào từng vấn đề giúp cho HĐTV thuế làm việc có kết quả.

  1. Trách nhiệm của các thành viên HĐTV thuế

– Tại Điều 8 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định các thành viên HĐTV thuế có các trách nhiệm sau:

– Trách nhiệm chung đối với các thành viên: (1)Triển khai công việc theo sự phân công của Chủ tịch HĐTV thuế và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTV thuế về kết quả công việc được phân công; (2)Bố trí tham gia đầy đủ các hoạt động của HĐTV thuế; (3)Trình bày ý kiến tại cuộc họp hoặc bằng văn bản; (4)Báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch HĐTV thuế trong trường hợp không thể tiếp tục tham gia HĐTV thuế.

Trước đây: Chỉ quy định trong cuộc họp thì các thành viên HĐTV thuế được phát biểu công khaivề các vấn đề liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh theo nguyên tắc đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các hộ kinh doanh với nhau.

– Trách nhiệm riêng đối với thành viên Thường trực: (1)Đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của HĐTV thuế và dự kiến phân công nhiệm vụ cho các thành viên để Chủ tịch HĐTV thuế xem xét, quyết định; (2)Chuẩn bị tài liệu, ghi biên bản trong các cuộc họp và tổng hợp ý kiến tham gia của các thành viên HĐTV thuế; (3)Báo cáo Chủ tịch HĐTV thuế và Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong trường hợp phải thay đổi, bổ sung thành viên HĐTV thuế.

Trước đây: Chỉ quy định thành viên Thường trực có trách nhiệm chuẩn bị nội dung thông qua Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để đưa ra thảo luận tại cuộc họp.

  1. Về nguyên tắc hoạt động của HĐTV thuế

Tại Điều 9 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định về một số nguyên tắc hoạt động của HĐTV thuế như sau:

– HĐTV thuế hoạt động và làm việc theo chế độ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp ý kiến ngang nhau thì quyết định theo nội dung có ý kiến nhất trí của Chủ tịch HĐTV thuế.

– HĐTV thuế thực hiện việc tư vấn theo các nhiệm vụ quy định tại Điều 5 Thông tư này khi cơ quan thuế gửi lấy ý kiến tư vấn.

Trước đây: Không quy định rõ.

  1. Về Chế độ làm việc của HĐTV thuế

Tại Điều 10 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định chế độ làm việc của HĐTV thuế như sau:

– Chủ tịch và các thành viên của HĐTV thuế hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. HĐTV thuế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTV thuế về các công việc liên quan đến nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.

– HĐTV thuế họp lấy ý kiến các thành viên về các nội dung tư vấn theo triệu tập của Chủ tịch HĐTV thuế. Các cuộc họp của HĐTV thuế được tiến hành khi có sự tham gia chủ trì của Chủ tịch HĐTV thuế và ít nhất 2/3 tổng số thành viên (Bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng) tham dự.

HĐTV thuế có thể tổ chức lấy ý kiến các thành viên về các nội dung tư vấn thông qua phương tiện điện tử và phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên có ý kiến tham gia như trường hợp họp trực tiếp.

Trường hợp ý kiến tham gia của các thành viên chưa thống nhất thì phải tiến hành biểu quyết để quyết định theo đa số; nếu kết quả biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo nội dung có ý kiến nhất trí của Chủ tịch HĐTV thuế để làm cơ sở lập Biên bản họp HĐTV thuế.

– Các cuộc họp của HĐTV thuế phải được ghi biên bản và có chữ ký xác nhận của các thành viên trong HĐTV thuế dự họp. Trong biên bản phải nêu rõ các trường hợp thống nhất với dự kiến của Chi cục Thuế; các trường hợp và lý do đề nghị Điều chỉnh mức doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh. Trường hợp lấy ý kiến thông qua phương tiện điện tử thì các ý kiến tham gia do thành viên thường trực hội đồng tổng hợp chung và ghi vào biên bản như họp trực tiếp.

Trước đây: Chỉ quy định chung là các thành viên của HĐTV thuế hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Trường hợp trong cuộc họp có các ý kiến khác nhau thì phải lập Biên bản báo cáo xin ý kiến của UBND xã, phường và Lãnh đạo Chi cục Thuế có ý kiến. Các buổi họp, làm việc của HĐTV thuế đều được ghi biên bản để thuận tiện cho công tác quản lý của cơ quan chức năng và cơ quan thuế.

  1. Về quan hệ công tác giữa HĐTV thuế với cơ quan thuế và chính quyền địa phương

– Tại Điều 11, Điều 12 Thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định về mối quan hệ giữa HĐTV với cơ quan thuế và chính quyền địa phương như sau:

– Quan hệ giữa HĐTV với cơ quan thuế trong việc lấy ý kiến tư vấn:

+ Gửi lấy ý kiến tư vấn: Chi cục Thuế chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu khi lấy ý kiến tư vấn và gửi cho HĐTV thuế tối thiểu 5 ngày làm việc trước thời hạn đề nghị HĐTV thuế gửi kết quả về ý kiến tư vấn.

Hồ sơ Chi cục Thuế gửi HĐTV thuế để lấy ý kiến tư vấn đối với từng trường hợp được quy định chitiết tại Điểm a.1, a.2, a.3 Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 208/2015/TT-BTC.

+ Thông báo kết quả tư vấn: Chủ tịch HĐTV thuế gửi kết quả tư vấn cho Chi cục Thuế đúng thời hạn đã được đề nghị.

Hồ sơ HĐTV thuế gửi Chi cục Thuế về kết quả tư vấn được quy định chi tiết tại Điểm b.1, b.2 Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 208/2015/TT-BTC.

– Quan hệ trong việc xử lý kết quả tư vấn giữa HĐTV thuế với cơ quan thuế: Chi cục Thuế căn cứ kết quả tư vấn của HĐTV thuế, kết hợp với tài liệu khai thuế của hộ kinh doanh, kết quả Điều tra thực tế, ý kiến phản hồi khi niêm yết công khai, chỉ đạo của Cục Thuế để lập bộ, tính thuế đối với hộ kinh doanh và thực hiện việc niêm yết công khai số liệu chính thức theo quy định.

Trường hợp kết quả lập bộ, tính thuế, giải quyết miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh khác với kết quả tư vấn của HĐTV thuế; Chi cục Thuế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho HĐTV thuế về các trường hợp và lý do liên quan đến việc lập bộ, tính thuế, giải quyết miễn, giảm thuế có sự khác nhau với kết quả tư vấn cùng với thời Điểm niêm yết công khai số liệu chính thức về kết quả lập bộ, tính thuế, giải quyết miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh.

– Quan hệ trong việc cung cấp các thông tin tài liệu giữa cơ quan thuế với HĐTV thuế: Chi cục Thuế có trách nhiệm cung cấp và chỉ đạo Đội thuế liên xã, phường, thị trấn cung cấp thông tin, tài liệu cho HĐTV thuế trong phạm vi quyền hạn của HĐTV thuế quy định tại Điều 6 Thông tư số 208/2015/TT-BTC.

– Quan hệ giữa HĐTV thuế với chính quyền địa phương: HĐTV thuế gửi kết quả tư vấn thuế choỦy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã cùng với thời Điểm gửi kết quả tư vấn cho Chi cục Thuế.

Trước đây: Không quy định rõ mối quan hệ giữa HĐTV thuế với cơ quan thuế trong việc lấy ý kiến và thông báo kết quả tư vấn. Các vấn đề HĐTV thuế thảo luận và thống nhất, Chủ tịch HĐTV thuế kiến nghị UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo các cơ quan chức năng của xã, phường, thị trấn phối hợp Đội Thuế giải quyết. Những vấn đề có liên quan đến cơ quan thuế, cơ quan tài chính, UBND các cấp thì báo cáo Chủ tịch UBND kiến nghị đến cơ quan đó nghiên cứu giải quyết.

  1. Về họp đánh giá và báo cáo kết quả hoạt động của HĐTV thuế

Thông tư số 208/2015/TT-BTC không quy định về việc họp đánh giá và báo cáo kết quả hoạt động định kỳ cũng như hàng năm của HĐTV thuế.

Trước đây: HĐTV thuế mỗi Quý họp một kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các công việc đã đề ra, xác định nhiệm vụ công tác trong thời gian tới để báo cáo và đề xuất cho UBND các vấn đề cần xem xét giải quyết. HĐTV thuế có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động hàng năm với cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng và Chi cục Thuế.

  1. Các quy định về Mẫu biểu trong Thông tư

Trong thông tư số 208/2015/TT-BTC quy định và mẫu hóa các Mẫu, Biểu liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐTV thuế gồm:

– Mẫu số 01/HĐTV “Quyết định thành lập HĐTV thuế”.

– Mẫu số 02/HĐTV “Biên bản họp HĐTV thuế”.

– Mẫu số 03/HĐTV “Danh sách dự kiến doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh”.

– Mẫu số 04/HĐTV “Danh sách dự kiến doanh thu, mức thuế của hộ mới ra kinh doanh; hộ kinh doanh có thay đổi về hoạt động kinh doanh trong năm”.

– Mẫu số 05/HĐTV “Danh sách miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh”.

– Mẫu số 06/HĐTV “Thông báo kết quả tư vấn về doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh”.

– Mẫu số 07/HĐTV “Thông báo kết quả tư vấn về miễn, giảm thuế của hộ kinh doanh”.

– Mẫu số 08/HĐTV “Thông báo kết quả lập bộ, tính thuế và giải quyết miễn, giảm thuế”.

Trước đây: Không có

Trên đây là tóm tắt một số nội dung quy định tại Thông tư số 208/2015/TT-BTC; Nội dung quy định chi tiết và những nội dung khác được quy định cụ thể tại Thông tư số 208/2015/TT-BTCTrong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế kịp thời phản ánh về Tổng cục Thuế để được giải quyết kịp thời./.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO