Nghị định 14/VBHN-BTC

07/09/2017 1678 lượt xem    

NGHỊ ĐỊNH Số: 14/VBHN-BTS

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thunhập cá nhân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều tại các Nghị định quy định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014 vàriêng quy định tại Điều 1 Nghị định này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm2014.

2. Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điềucủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007; Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012; Theo đề nghị của Bộ trưởng BộTài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cánhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân,[2]

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cánhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Điều 2. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thunhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định này.Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổViệt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, khôngphân biệt nơi trả thu nhập.

2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 thángliên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnhthổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

– Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;

– Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợpđồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưngthực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minhđược là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.

3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 3. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

1.[3] Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của phápluật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng,đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy địnhtại Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hànhnghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ kinh doanh quy định tại Khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinhdoanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động,bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới cáchình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b)[4] Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

– Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưuđãi người có công;

– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổquốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;

– Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tốđộc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khisinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí mộtlần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và cáckhoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;

– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;

– Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;

– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặcbiệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảotheo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trútại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ởnước ngoài về Việt Nam làm việc;

– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;

– Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại Điểm này phảiđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dựán, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác;

d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồngquản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, và các tổ chức khác;

đ)[5] Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do ngườisử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

– Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm khoản lợi ích về nhàở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xâydựng để cung cấp cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp hoặc nhà ở do người sửdụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địabàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp cho người lao động.

– Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộckhác có tích lũy về phí bảo hiểm, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trtrong t u n gu y hơn c h o n g u ờ i la o độ ng.

– Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: Chămsóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.

– Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.

e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằngchứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

– Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèmtheo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đuakhen thưởng;

– Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Namthừa nhận;

– Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncông nhận;

– Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nướccó thẩm quyền.

g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

– Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bảnthân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của người lao động;

– Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đảng, đoàn thể;

– Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật;

– Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;

– Khoản tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần;

– Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người laođộng Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đếntrung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

3.[6] Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

a) Tiền lãi cho vay;

b) Lợi tức cổ phần;

c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiệnvật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ, thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và củacông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trìnhxây dựng hình thành trong tương lai;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trongtương lai;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức;

Thu nhập chịu thuế tại khoản này bao gồm cả khoản thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất độngsản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như ngườisở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật.

6. Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm:

a) Trúng thưởng xổ số;

b) Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức;

c)[7] Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;

d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống câytrồng;

b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ: Bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật thương mại.

9. Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinhdoanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sởkinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thànhtrong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng;cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; chavợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chịem ruột với nhau.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cánhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tạiViệt Nam.

Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó);

b) Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày;

c) Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ;

Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.

5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất quy định tại Khoản này phải thỏa mãn các điều kiện:

a) Có quyền sử dụng đất, sử dụng mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản. Đối với đánh bắt thủy sản thì phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tàu, thuyền, phương tiện đánh bắt và trực tiếp tham gia đánh bắt thủy sản;

b) Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làmmuối, nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về cư trú.

6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sảnxuất.

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểmnhân thọ.

8. Thu nhập từ kiều hối.

9. Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương,tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiềnlương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tạiViệt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.

11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;

b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước (bao gồm cả khoản tiền sinh hoạtphí) theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

12. Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường tai nạnlao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của phápluật.

13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thulợi nhuận.

14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dướihình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ xác định các khoản thu nhập được miễn thuế quy định tạiĐiều này.

15.[8] Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việccho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế;

16.[9] Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sảnxa bờ.

Điều 5. Giảm thuế

1. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượtquá số thuế phải nộp.

2. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ và việc xét giảm thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều này.

Chương II

CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI THU NHẬP CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ

Mục 1. THU NHẬP TỪ KINH DOANH VÀ THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

Điều 6. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh[10]

1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thutương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cá nhân kinh doanh nhiều lĩnhvực, gà n h n g h e t Hu c h i en c ha i v à t í n h t h u đ t h e o th u đ s ua t á p examples n g đ hoặc i v o i t Ừ n g lĩ n h v ự c , ng ành nghề kinh doanh. Trường hợp cá nhân kinh doanh không khai hoặc khai không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế ấn định theo quy định củapháp luật về quản lý thuế.

2. Doanh thu tính thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiềncung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế, trong một số trường hợp được quy địnhcụ thể như sau:

a ) Cầu nguyện nh thu tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác địnhtheo giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm;

b) Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được xác định theogiá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếutặng;

c) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công baogồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia cônghàng hóa;

d) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theohợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thunhập chịu thuế xác định theo doanh thu trả tiền một lần;

đ) Doanh thu tính thuế đối với các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Xác định doanh thu tính thuế từ kinh doanh:

a) Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh là mức doanh thu khoán được ổn địnhtrong 01 năm. Trường hợp qua số liệu điều tra xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xácđịnh doanh thu tính thuế thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu khoán, cơ quan thuếxác định lại mức doanh thu khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để áp dụngcho thời gian còn lại của năm tính thuế;

b) Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh được xác định theo quy định của phápluật về quản lý thuế trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát, kết quả kiểm tra, thanh tra về cánhân kinh doanh và các khoản mục chi phí thực tế để tạo ra doanh thu của cá nhân kinh doanh.

Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro đối với cá nhân kinh doanh phù hợp với thựctiễn, đảm bảo yêu cầu quản lý.

4. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinhdoanh như sau:

a) Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%.

b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.

Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%.

c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.

d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

5. Cá nhân kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanhnghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp. Trường hợp chưa thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế ấn định thuế theo quyđịnh của pháp luật về quản lý thuế.

Điều 7. (được bãi bỏ)[11]

Điều 8. (được bãi bỏ)[12]

Điều 9. (được bãi bỏ)[13]

Điều 10. (được bãi bỏ)[14]

Điều 11. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công[15]

1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 3Nghị định này.

2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng laođộng trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểmhưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệpbảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao độngchưa phải tính vào thu nhập chịu thuế tại thời điểm mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợpđồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phítích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7năm 2013.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểmhưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệpbảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại ViệtNam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiềnphí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả thu nhập cho người lao động.

3. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịuthuế trừ (-) các khoản giảm trừ dưới đây:

a) Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệmnghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện,mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thunhập khi xác định thu nhập tính thuế quy định tại Khoản này tối đa không quá 01 triệuđồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả sốtiền do người lao động tự đóng (nếu có).

Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinhdoanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộctheo quy định của quốc gia nơi cá nhân đóng các loại bảo hiểm này như bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghềphải tham gia bảo hiểm bắt buộc thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuếkhi xác định thu nhập tính thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công;

b) Các khoản giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định này;

c) Các khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học quy định tại Điều 13Nghị định này.

Điều 12. Giảm trừ gia cảnh

Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công[16] được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịuthuế trước khi tính thuế như sau:

1. Mức giảm trừ gia cảnh:

a) Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);

b) Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệuđồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định tạiKhoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân thì thực hiệntheo mức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

2. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tínhthuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tựthỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡngquy định tại Khoản 1 Điều này như sau:

a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18tuổi;

b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổitrở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;

c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang họcđại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang họcbậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quyđịnh tại Khoản 4 Điều này;

d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luậtnhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhậpnhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:

– Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹchồng) của người nộp thuế;

– Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

4. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhậpbình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

5. Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.

6. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh quy địnhtại Điều này.

Điều 13. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo

1. Cá nhân cư trú có[17] thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm trừ các khoản đóng góp từthiện, nhân đạo vào thu nhập chịu thuế, bao gồm:

a) Khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;

b) Khoản đóng góp vào các Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học.

2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều này phải được cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích kinh doanh.

3. Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo phát sinh vào năm nào thì được tính giảm trừ vào thu nhậpchịu thuế của năm đó, không được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo.

Điều 14. Biểu thuế lũy tiến từng phần

1. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế[18] từ tiền lương, tiềncông.

2. Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60 Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960 Trên 80

35

Mục 2. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

Điều 15. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp

1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượngtrừ (-) giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thunhập từ chuyển nhượng vốn.

2. Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.

3. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượngvốn được xác định bằng tổng trị giá phần vốn góp ban đầu và các lần góp hoặc mua bổ sung.

4. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn là các khoản chi phíthực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:

a) Chi phí làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;

b) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước theo quy định củapháp luật;

c) Các khoản chi phí khác.

Điều 16. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán [19]

1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng từnglần.

2. Giá bán chứng khoán được xác định như sau:

a) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán là giá thựchiện tại Sở Giao dịch chứng khoán;

b) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này là giá ghi trênhợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán củađơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quyđịnh của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.

Điều 17. Thuế suất

1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗilần chuyển nhượng.

2.[20] Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% trên giá bán chứngkhoán từng lần.

Mục 3. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN

Điều 18. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản [21]

1. Thu nhập tính thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

2. Giá chuyển nhượng bất động sản là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểmchuyển nhượng.

a) Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồngchuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất làgiá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của phápluật về đất đai;

b) Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng vàcông trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủyban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giátính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêuchuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

Đi với công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì được xác định căn cứ vào tỷ lệ gópvốn trên tổng giá trị hợp đồng nhân (x) với giá tính lệ phí trước bạ công trình xây dựng do Ủyban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa có quy định vềđơn giá thì áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời điểm chuyển nhượng.

c) Trường hợp cho thuê lại mà đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dâncấp tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá doỦy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3. Thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:

a) Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thaycho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quyđịnh của pháp luật;

b) Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bênbán thì thời điểm tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bấtđộng sản.

Điều 19. (được bãi bỏ)[22]

Điều 20. (được bãi bỏ)[23]

Điều 21. (được bãi bỏ)[24]

Điều 22. Thuế suất [25]

Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng.

Mục 4. THU NHẬP TỪ NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

Điều 23. Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng

1. Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng, bao gồm: Bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, kể cả chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.

2. Việc xác định thu nhập tính thuế đối với các loại tài sản nhận thừa kế, quà tặng phải bảo đảm phù hợp với giá thị trường tại thời điểm phát sinh thu nhập, trong đó:

a) Đối với chứng khoán là tài sản nhận thừa kế, nhận quà tặng:

– Thu nhập tính thuế được xác định căn cứ theo giá tham chiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán tại ngày nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó;

– Đối với chứng khoán chưa được giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, thu nhập tính thuế được xác định căn cứ vào giá trị ghi trên sổ sách kế toán của công ty có chứng khoán tại ngày nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.

b) Đối với phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: Căn cứ vào trị giá phần vốn ghi trên sổ sách của tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại thời điểm nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó;

c) Đối với bất động sản:

– Phần trị giá đất được xác định căn cứ theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy địnhtại thời điểm nhận thừa kế, nhận quà tặng;

– Phần trị giá nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định theo giátính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dâncấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xâydựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, về định mức xây dựng cơ bản; giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

d)[26] Đối với tài sản khác: Căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ của tài sản đó hoặc tài sảncùng loại (nếu có). Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhânphải nộp các loại thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản làm căn cứ tính thuếlà giá tính lệ phí trước bạ tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu trừ các khoản thuế đã nộp ở khâunhập khẩu.

Điều 24. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

1. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng kýquyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản nhận thừa kế.

2. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng kýquyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là quà tặng nhận được.

Điều 25. Thuế suất

Thuế suất đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là 10% trên thu nhập tính thuế.

Mục 5. THU NHẬP TỪ TRÚNG THƯỞNG

Điều 26. Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế [27]

Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ trúng thưởng theoquy định tại Điều 15 Luật Thuế thu nhập cá nhân. Tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừthuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng.

Chương III

CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Điều 27. Đăng ký thuế, cấp mã số thuế

1. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho bản thân và cho mỗi người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.

2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấpmã số thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã được cấp mã số thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng mã số đó.

Điều 28. Khấu trừ thuế

1. Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thunhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.

2. Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế:

a) Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam;

b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới;

c) Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp;

d) Thu nhập từ đầu tư vốn;

đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú, chuyển nhượng chứng khoán;

e) Thu nhập từ trúng thưởng;

g) Thu nhập từ bản quyền;

h) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp, mức và phương pháp khấu trừ thuế thu nhập cánhân quy định tại Điều này.

Điều 29. Các trường hợp không thực hiện khấu trừ thuế

1. Không thực hiện khấu trừ thuế đối với:

a) Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân cư trú;

d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân.

2. Các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, người nộp thuế trực tiếp khai thuế, nộpthuế với cơ quan Thuế.

Điều 30. Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế và cá nhân có thu nhập chịu thuế theoquy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuếthu nhập cá nhân có trách nhiệm thực hiện khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế như sau:

1. Khai thuế, nộp thuế theo tháng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập có thực hiện khấutrừ thuế đối với các khoản thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này mà tổng số thuếthu nhập cá nhân đã khấu trừ hàng tháng theo từng loại tờ khai từ 50 triệu đồng trở lên, trừtrường hợp là đối tượng khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quý.

2. Khai thuế, nộp thuế theo quý áp dụng đối với:

a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có thực hiện khấu trừ thuế đối với các khoản thu nhập quyđịnh tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này nhưng không thuộc diện khai thuế, nộp thuế theotháng quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh;

c) Thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ nước ngoài hoặc do các tổ chức quốc tế,Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế.

3. Khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú;

c) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng;

d) Thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, nhóm cánhân kinh doanh được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ;

đ) Thu nhập phát sinh tại nước ngoài của cá nhân cư trú, trừ thu nhập từ tiền lương, tiền công;

e) Thu nhập phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài của cá nhân không cư trú,trừ thu nhập từ tiền lương, tiền công.

4. Khai thuế, nộp thuế theo năm: Áp dụng đối với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuếtheo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

5. Khai quyết toán thuế [28]

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có tráchnhiệm khai quyết toán thuế năm, trừ các trường hợp sau:

a) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp hàng quý mà không có yêu cầu hoànthuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau;

b) Cá nhân có thêm thu nhập vãng lai ở nơi khác ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinhthường xuyên tại một đơn vị mà phần thu nhập vãng lai này bình quân tháng trong năm khôngquá 10 triệu đồng đã được đơn vị chi trả khấu trừ thuế tại nguồn nếu không có nhu cầu thì khôngquyết toán thuế;

c) Phần thu nhập của cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảohiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanhnghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểmtương ứng với phần người sử dụng lao động mua theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;

d) Cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp đã được tổ chức trả thu nhập khấutrừ thuế thu nhập cá nhân.

6. Cá nhân ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập quyết toán thuế thay trong trường hợp cánhân chỉ có một nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại một đơn vị hoặc ngoàinguồn tiền lương, tiền công phát sinh tại đơn vị, cá nhân còn có thêm thu nhập khác quy định tạiĐiểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều này.

7. Hồ sơ khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế đối với các trường hợp nêu tại Khoản 1, Khoản2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lýthuế.

Điều 31. Trách nhiệm khấu trừ, khai thuế, công bố thông tin của tổ chức trả thu nhập, tổ chức nơi cá nhân chuyển nhượng vốn, tổ chức lưu ký, phát hành chứng khoán, tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam[29]

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế khi trả thu nhập cho cá nhân như sau:

a) Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động từ 3 thángtrở lên: Hàng tháng tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khấu trừ thuế của từng cá nhân căn cứvào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế Lũy tiến từng phần; tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai của người nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ thuế vàkhông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này. Tổ chức,cá nhân trả thu nhập thực hiện khai thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Đối với các khoản tiền công, tiền chi khác cho cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc kýhợp đồng lao động dưới 3 tháng: Tổ chức, cá nhân chỉ trả thu nhập có trách nhiệm tạm khấutrừ thuế theo tỷ lệ 10% trên số thu nhập trả cho cá nhân. Cá nhân có thu nhập tạm khấu trừ thuếquy định tại Khoản này không phải khai thuế theo tháng.

Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu nhập làm cơ sở khấu trừ thuế tạm khấu trừ theo tỷ lệ quyđịnh tại Điểm này.

c) Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người sử dụng lao động trước khi trả tiền bảo hiểm hoặc thunhập cho cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 11 củaNghị định này trong trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm cho cá nhân;

d) Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cánhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp với số tiền hoa hồng trên 100 triệuđồng/năm có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân;

đ) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê nhà, thuê tài sản của cá nhân mà cá nhân cho thuêcó tổng doanh thu từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm trở lên, nếu trong hợp đồng thuê cóthỏa thuận bên đi thuê là người nộp thuế thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm khấutrừ thuế 5% trên số tiền thuê trước khi trả tiền cho cá nhân và nộp tiền thuế vào ngân sách nhànước.

2. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân lưu ký chứng khoán, công ty quản lýquỹ có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán theo mức 0,1% trên giábán chứng khoán từng lần.

3. Doanh nghiệp nơi cá nhân có phần vốn được chuyển nhượng có trách nhiệm yêu cầu cá nhâncung cấp chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với phần vốn đã chuyển nhượng trước khilàm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông. Trường hợp doanhnghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trongtrường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn chịu tráchnhiệm nộp thuế thay cho các cá nhân này.

4. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên ViệtNam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng laođộng với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo chonhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài và vềtrách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: Danh sách, quốc tịch,số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên ViệtNam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 7 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắtđầu làm việc tại Việt Nam.

Điều 32. Hoàn thuế

Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế thunhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có yêu cầu được hoàn thuế.

Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [30]

Điều 33. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2008 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 2 Nghịđịnh số 106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP.

Điều 34. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quanchịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Các bạn muốn tìm hiểu thêm về: Kiểm toán – Pháp lý – Thuế vui lòng truy cập website: kiemtoancalico.comcalico.vn

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO