Hướng dẫn quản lý nợ bảo hiểm xã hội và nợ bảo hiểm y tế

10/09/2019 887 lượt xem    

Khi phát sinh nợ tiền bảo hiểm xã hội từ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, cơ quản lý bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện quản lý nợ và thu nợ tiền bảo hiểm xã hội như thế nào? Dựa trên các văn bản pháp luật về thuế và thông lệ về thuế hiện hành; Hãng kiểm toán Calico xin đưa hướng dẫn cụ thể như sau:

Tìm hiểm thêm:

Hướng dẫn quản lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

1. Phân loại nợ

1.1 Nợ chậm đóng: các trường hợp nợ có thời gian nợ dưới 1 tháng.

1.2 Nợ đọng: các trường hợp có thời gian nợ tò 1 tháng đến dưới 3 tháng.

1.3 Nợ kèo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trường hợp tại Điểm 1.4 Khoản này.

1.4 Nợ khó thu, gồm các trường họp:

  • Đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kỉnh doanh (đơn vị mất tích).
  • Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành.
  • Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
  • Nợ khác: đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, đơn vị được cấp có thẩm quyền cho khoanh nợ.

2. Hồ sơ xác định nợ

2.1 Đối với nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3 Khoản 1 Điều này:

  • Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS);
  • Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT, BHTN (Mầu C05-TS).

2.2 Đối với các trường hợp nợ khó thu quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều này:

  • Đơn vị tại Tiết a: Văn bản xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Đơn vị tại Tiết b: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng doanh nghiệp hoạt động, giải thể doanh nghiệp; quyết định tuyên bó phá sản của Toà án.
  • Đơn vị tại Tiết c: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt
  • Đơn vị tại Tiết d:
    • Đang trong thời gian được tạm dừng đóng: Quyết định cho phép tạm dừng đóng của cơ quan có thẩm quyền;
    • Được khoanh nợ: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép khoanh nợ.

3. Tổ chức thu thu nợ tại BHXH huyện, BHXH tỉnh

3.1 Phòng/Tổ Quản lý thu: .

  • Hằng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định.
  • Trường họp đơn vị nợ từ 2 tháng tiền đóng, đối với phương thức đóng hằng tháng; 4 tháng, đối với phương thức đóng hằng quý; 7 tháng, đối với phương thức đóng 6 tháng một lần, cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc; gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần. Sau 2 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyển hồ sơ đơn vị đến Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý.
  • Hằng tháng chuyển báo cáo chi tiết đơn vị nợ (Mẫu B03-TS) (kèm theo dữ liệu) cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để quản lý, đôn đốc thu nợ và đối chiếu.

3.2 Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ:

Tiếp nhận hồ sơ do Phòng/Tổ Quản lý thu chuyển đến, phân tích, đối chiếu với dữ liệu trong ứng dụng quản lý nợ, lập kế hoạch thu nợ và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ đối với từng đơn vị nợ.

a) Đối với đơn vị nợ kéo dài:

  • Lập Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT, BHTN (Mau C05-TS); trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu đơn vị không nộp tiền thì phối hợp với Phòng/Tổ Kiểm tra báo cáo Giám đốc ra quyết định thanh tra đóng BHXH, BHYT, BHTN, xử lý vi phạm theo quy định.
  • Kết thúc thanh tra, nếu đơn vị không nộp tiền, lập văn bản báo cáo UBND cùng cấp và cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
  • Đối với chủ đơn vị là người nước ngoài vi phạm pháp luật có dấu hiệu bỏ trốn thì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn bỏ trốn.
  • Thông báo danh sách đơn vị cố tình không trả nợ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

       …

b)Đối với nhóm nợ khó thu:

Sau khi hoàn thiện hồ sơ xác định nợ theo quy định tại Khoản 2 Điều này và thực hiện thu nợ theo tiết a Điểm này; Phòng/Tổ khai thác và thu nợ lập danh sách đơn vị mất tích, đơn vị không còn hoạt động và đơn vị không có người quản lý, điều hành; đơn vị chấm dứt hoạt động; đơn vị giải thể, phá sản, chuyển cho Phòng/Tổ Quản lý thu để thực hiện chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động; mở sổ theo dõi và xử lý nợ theo hướng dẫn riêng.

4, Đánh giá, báo cáo tình hình nợ, thu nợ

Hằng quý, Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ lập báo cáo đánh giá tình hình thu nợ (mẫu B03a-TS) gửi BHXH cấp trên 01 bản.

Chúc các bạn thành công.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

® Hãng kiểm toán Calico

 Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội, Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hầ Nội

VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 0966.246.800

Email: calico.vn@gmail.com

 Website: KiemToanCalico.com  www.calico.vn

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO