Hợp đồng lao động và khoản phụ cấp nào không đóng BHXH cho năm 2018

06/10/2017 917 lượt xem    

Đa phần các DN Việt nam hiện nay là DN vừa và nhỏ, khả năng tài chính thường không mạnh, nhưng lại phải trích nộp nhiều khoản liên quan đến tiền lương như:

1. BHXH : 26% (18% do DN đóng và 8% do NLĐ đóng).
2. BHYT : 4,5% (3% do DN đóng và 1,5% do NLĐ đóng).
3. BHTN: 2% (1% do DN đóng và 1% do NLĐ đóng).
4. KPCĐ: 2% (do DN đóng)
5. Qũy BH TNLĐ: 1% (do DN đóng theo NĐ 37/2016).

Tổng cộng các khoản phải nộp lên tới 35,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ. Nên nếu DN suy yếu vì phải nộp các khoản trên cao thì cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của NLĐ.

Sau đây tôi gửi bài phân tích về loại HĐLĐ nào phải tham gia BHXH và các khoản lương, phụ cấp lương, khoản bổ sung nào được xác định phải đóng BHXH.

A. Phân tích và tư vấn:

1.1 Loại hợp đồng lao động nào phải tham gia BHXH:

Qua tham khảo NĐ 115/2015 thì thấy các trường hợp HĐLĐ trên 1 tháng đều là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
CSPL: Trích 1 phần tại điều 2 NĐ 115 các loại HĐLĐ sau:
– HĐLĐ có thời hạn từ 1 đến 3 năm và HĐLĐ không xác định thời hạn.
– HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến 12 tháng.
– HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến 3 tháng (áp dụng từ 1/1/2018 theo điều 29.1 NĐ 115).

1.2 Các loại phụ cấp lương, khoản bổ sung khác nào phải tham gia BHXH.

2.1 Từ 01/01/2016 đến 31/12/2017:

– Tiền lương đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương.
Phụ cấp lương phải đóng BHXH gồm: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh.
+ Phụ cấp trách nhiệm.
+ Phụ cấp nặng nhọc, đọc hại, nguy hiểm.
+ Phụ cấp thâm niên.
+ Phụ cấp khu vực.
+ Phụ cấp lưu động.
+ Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
CSPL: Khoản 1, điều 30, TT 59/2015 và khoản 1, điểm a khoản 2 điều 4 TT 47/2015.

– Các khoản phụ cấp lương không tham gia BHXH là “Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động” ví dụ phụ cấp đánh giá trong quá trình làm việc, phụ cấp đánh giá kết quả công việc. (Đây là khoản biến động nên không được làm thể làm cơ sở để xác định mức đóng BHXH).
CSPL: điểm b khoản 2 điều 4 TT 47/2015.

2.2 Từ 01/01/2018 trở đi:

– Ngoài các khoản tiền lương, phụ cấp lương đóng BHXH như trên, kể từ 1/1/2018 một số các khoản bổ sung khác cũng phải đóng BHXH.

– Các khoản bổ sung phải đóng BHXH là “Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.”
CSPL: điểm a khoản 3 điều 4 TT 47/2015.

– Các khoản bổ sung không phải đóng BHXH là “Các khoản bổ sung KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC MỨC TIỀN CỤ THỂ cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”

B. Phần nhận xét của cá nhân tôi:

– Để nộp BHXH cho phần phụ cấp lương, các khoản bổ sung thấp thì mình phải làm sao cho các khoản này luôn biến động như dựa vào đánh giá quá trình làm việc trong tháng và kết quả công việc hoặc sử dụng lương khoán công việc, khoán sản phẩm.

– Tuy nhiên nếu khả năng tài chính của DN bạn tốt thì nên thực hiện đóng đầy đủ cho NLĐ, còn không thì cũng nên hỗ trợ chi phí ngoài khi phát sinh liên quan đến chế độ BHXH như chế độ nghỉ thai sản, nghỉ bệnh, nghỉ hưu, tai nạn lao động, thất nghiệp… chẳng hạn.

Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

5/5 - (1 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (1 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO