Hóa đơn, chứng từ mua vé máy bay của doanh nghiệp đang ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế

08/02/2018 1087 lượt xem    

Mục lục bài viết

Bài viết sau sẽ giải đáp mắc về hóa đơn, chứng từ mua vé máy bay của doanh nghiệp đang ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế theo hướng dẫn tại công văn 4677/TCT-DNL

Tại Điều 15 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 và Điều 17 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc ủy nhiệm lập hóa đơn.

– Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.

– Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (hình thức hóa đơn, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và số lượng hóa đơn (từ số… đến số…)); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt hóa đơn ủy nhiệm (nếu là hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử); phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm.

– Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm. Thông báo ủy nhiệm phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm, chậm nhất là ba (03) ngày trước khi bên nhận ủy nhiệm lập hóa đơn..

– Bên nhận ủy nhiệm phải niêm yết thông báo ủy nhiệm tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ được ủy nhiệm lập hóa đơn để người mua hàng hóa, dịch vụ được biết.

– Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm lập hóa đơn, hai bên phải xác định bằng văn bản và bên nhận ủy nhiệm phải tháo gỡ ngay các thông báo đã niêm yết tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ.

– Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các hóa đơn ủy nhiệm. Bên ủy nhiệm phải thực hiện báo cáo sử dụng hóa đơn (trong đó có các hóa đơn ủy nhiệm) hàng quý theo hướng dẫn tại Thông tư này. Bên nhận ủy nhiệm không phải thực hiện thông báo phát hành hóa đơn ủy nhiệm và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ủy nhiệm.

Tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT:

– Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy địnhcủa pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi,ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định.

Ví dụ:

Trong năm 2014, Công ty TNHH ANB có phát sinh các hóa đơn GTGT mua hàng theo hợp đồng trả chậm như sau:

– Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 3/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/9/2014.

– Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 4/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/10/2014.

– Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 5/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/11/2014.

– Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 6/2014, thời hạn thanh toán là ngày 20/12/2014.

Công ty TNHH ANB đã kê khai khấu trừ thuế GTGT khi nhận được hóa đơn GTGT mua hàng. Đến thời điểm thanh toán theo các hợp đồng, Công ty TNHH ANB chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, Công ty TNHH ANB được lựa chọn kê khai điều chỉnh giảm theo từng hóa đơn hoặc đến ngày 31/12/2014, Công ty TNHH ANB vẫn chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì trong kỳ kê khai thuế tháng 12/2014, Công ty TNHH ANB thực hiện tổng hợp kê khai điều chỉnh giảm cho tất cả 4 hóa đơn GTGT mua hàng nói trên theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN hướng dẫn các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hóađơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

– Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.

Ví dụ:

Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

 Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

– Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

– Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Tại khoản 2.2 Công văn số 7333/BTC-TCT ngày 24/6/2008 hướng dẫn:

Cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn bất hợp pháp đối với doanh nghiệp mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế và cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác chưa đủ căn cứ để kết luận đó là hóa đơn bất hợp pháp.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2263/CT-TTHT của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình liên quan đến hóa đơn, chứng từ mua vé máy bay của doanh nghiệp đang ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Lộc (Công ty Phúc Lộc) ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải hàng không thông qua đại lý của VNA là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Hà My (Công ty Hà My). Công ty Hà My rời khỏi địa điểm kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế thì:

Đối với những hóa đơn Công ty Hà My lập trước thời điểm Chi cục thuế quận Ba Đình- TP.Hà Nội ra thông báo số 1031/CCT-KTrT1 ngày 27/01/2014:

Trường hợp Công ty Phúc Lộc đặt mua vé máy bay của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) thông qua đại lý của VNA là Công ty Hà My. Công ty Hà My xuất hóa đơn ủy nhiệm của VNA trong thời gian được VNA ủy nhiệm cho công ty Phúc Lộc thì giao Cục Thuế tỉnh Ninh Bình phối hợp với Cục Thuế TP. Hà Nội kiểm tra làm rõ nếu VNA đã làm các thủ tục ủy nhiệm lập hóa đơn đúng quy định, có thông báo ủy nhiệm của VNA gửi Cục Thuế TP. Hà Nội, thực hiện báo cáo hóa đơn ủy nhiệm, VNA đã kê khai nộp thuế đầy đủ đối với các hóa đơn ủy nhiệm do Công ty Hà My lập và giao cho Công ty Phúc Lộc.

Công ty Phúc Lộc có đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh khoản chi phí này thực tế có phát sinh (có thẻ lên máy bay và các hồ sơ chứng từ liên quan khác) và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT và đáp ứng đủ các điều kiện về các khoản chi được trừ theo quy định của pháp luật thuế TNDN thì Công ty Phúc Lộc được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Công ty Phúc Lộc phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ, chứng từ cung cấp cho cơ quan thuế.

Đối với những hóa đơn Công ty Hà My lập sau thời điểm ra Thông báo số 1031/CCT-KTrT1 ngày 27/01/2014 của Chi cục thuế quận Ba Đình- TP.Hà Nội:

Căn cứ Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 và Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, trường hợp Công ty Phúc Lộc đặt mua vé máy bay của VNA thông qua đại lý của VNA là Công ty Hà My, Công ty Hà My xuất hóa đơn ủy nhiệm của VNA cho Công ty Phúc Lộc sau thời điểm cơ quan thuế có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh thì các hóa đơn này là hóa đơn hết giá trị sử dụng, Công ty Phúc Lộc không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO