Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam – Hà Lan

19/03/2021 1638 lượt xem    

Mục lục bài viết

Công văn 3721/CTHN-TTHT ngày 28/01/2021.

V/v áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam – Hà Lan

Kính gửi: Công ty thiết bị nặng Marubeni
Đ/c: – Tầng 10, Thai Square, 210 Trần Quang Khải.
– 17 Tông Đản, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội; MST: 0101431115

Trả lời công văn số 363/2020/CV-MHE ngày 24/12/2020 của Công ty thiết bị nặng Marubeni (sau đây gọi là Công ty) về áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam – Hà Lan đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn; Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

– Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức; cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

+ Tại Điều 1 quy định đối tượng áp dụng:

“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2; Chương I):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài; Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam; có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng; thỏa thuận; hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức; cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu…”

+ Tại Khoản 3 Điều 7 quy định thu nhập chịu thuế TNDN:

“3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài; Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu; hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I); không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài; Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài; Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

– Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh tế; dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam.

– Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.

– Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

– Căn cứ Điều 13 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập (sau đây gọi là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hà Lan):

“Điều 13. Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản:

1. Lợi tức do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng bất động sản được nêu ở Điều 6 có thể bị đánh thuế tại Nước kia.

2. Lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản là một phần của tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một xí nghiệp của một Nước ký kết có tại Nước ký kết kia hoặc động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết có ở Nước ký kết kia để tiến hành hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập kể cả lợi tức từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó (riêng cơ sở thường trú đó hoặc cùng toàn bộ xí nghiệp) hoặc cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.

3. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng các tàu thủy hoặc máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế; hoặc động sản liên quan đến tàu thủy; máy bay này sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi trụ sở điều hành chính của xí nghiệp đó đóng. Theo nội dung của khoản này, các quy định của khoản 2 Điều 8 sẽ được áp dụng.

4. Trường hợp một đối tượng cư trú của một Nước ký kết sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ số cổ phần của một công ty .là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia (trừ công ty có các cổ phần được đăng ký tại thị trường chứng khoán); các tài sản của công ty đó bao gồm chủ yếu là bất động sản nằm tại Nước kia; bất kỳ khoản lợi tức nào do đối tượng cư trú đó thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phần tại công ty đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.

Theo nội dung của Khoản này, từ “bất động sản” không bao gồm bất động sản mà tại đó việc kinh doanh của công ty được thực hiện. Quy định của khoản này sẽ không áp dụng nếu khoản lợi tức đó thu được trong quá trình tổ chức lại công ty; sát nhập công ty; phân chia và các hoạt động tương tự.

5. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với tài sản được nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi đối tượng chuyển nhượng là đối tượng cư trú…”

– Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam:

+ Tại Điều 4 hướng dẫn nguyên tắc áp dụng Hiệp định:

“Khi áp dụng, xử lý thuế với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định tại từng Hiệp định

+ Tại Điều 27 hướng dẫn xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản như sau:

“1. Nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam

Theo quy định tại Hiệp định; Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

4. Nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong một tín thác hoặc một hợp danh mà giá trị bất động sản chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số vốn của doanh nghiệp

Trong phần lớn các Hiệp định giữa Việt Nam với các nước đều có quy định theo đó; Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập trong trường hợp bên nước ngoài chuyển nhượng vốn trong các doanh nghiệp, các tín thác hoặc các hợp danh là đối tượng cư trú của Việt Nam mà giá trị bất động sản chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ lệ giá trị bất động sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp là số bình quân đơn giản của các tỷ lệ giá trị bất động sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng tài sản, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc năm tính thuế ngay trước năm trong đó tài sản được chuyển nhượng. Việc xác định giá trị BĐS được căn cứ vào bảng tổng kết tài sản đã được kiểm toán của doanh nghiệp tại các thời điểm nêu trên.

Tỷ lệ chủ yếu của giá trị BĐS trong tổng số tài sản của doanh nghiệp xác định như sau:

– Trường hợp tại Hiệp định có quy định cụ thể về tỷ lệ hoặc về tỷ lệ chủ yếu thì theo tỷ lệ quy định tại Hiệp định; như tại Khoản 4, Điều 13; Hiệp định giữa Việt Nam và Tây Ban Nha quy định tỷ lệ là trên 50%; hoặc tại Khoản 4, Điều 14, Hiệp định giữa Việt Nam và Ô-man và tại Khoản 4, Điều 13; Hiệp định giữa Việt Nam và Các tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất quy định tỷ lệ chủ yếu là trên 50%.

– Trường hợp tại Hiệp định không quy định cụ thể về tỷ lệ hoặc về tỷ lệ chủ yếu thì tính chủ yếu được xác định là trên 50%.

Ví dụ 43: Vào ngày 30/3/2012; một nhà đầu tư là đối tượng cư trú In-đô-nê-xi-a chuyển nhượng phần vốn của mình trong một doanh nghiệp V tại Việt Nam. Tỷ lệ giá trị bất động sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp V tại các thời điểm ngày 30/3/2012; ngày 01/01/2011 và ngày 31/12/2011 lần lượt là 60%, 40% và 53%. Việc xác định tỷ lệ chủ yếu của giá trị bất động sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp V cho mục đích xác định nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư In-đô-nê-xi-a như sau:

Khoản 4, Điều 13: Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản; Hiệp định giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a quy định:

“4. Lợi tức do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng cổ phần hay các quyền lợi tương ứng tại một công ty có tài sản bao gồm toàn bộ hay chủ yếu là bất động sản nằm tại Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.”

Quy định trên không quy định tỷ lệ cụ thể của giá trị bất động sản trong tài sản của công ty nên tỷ lệ trên 50% sẽ được coi là chủ yếu.

Số bình quân đơn giản của tỷ lệ giá trị BĐS trong tổng số tài sản của DN được xác định như sau:

(60% + 40% + 53%)/3 = 51%.

Trong ví dụ này. Giá trị bất động sản đã chiếm chủ yếu trong số tài sản của Công ty V.

…”

– Căn cứ Điểm b2 Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ Thông báo miễn; giảm thuế theo Hiệp định đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT; nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu:

“b.2) Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định:

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài thuộc diện được miễn thuế; giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước; vùng lãnh thổ khác thì thực hiện thêm các thủ tục sau:

Mười lăm ngày trước thời hạn khai thuế; bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập cho Nhà thầu nước ngoài gửi Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam hồ sơ thông báo thuộc diện miễn; giảm thuế theo Hiệp định Hồ sơ gồm:

– Thông báo thuộc diện miễn; giảm thuế theo Hiệp định mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn; giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Bản chụp hợp đồng ký kết với các tổ chức; cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế.

– Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.

Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn; giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức; cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.

15 (mười lăm) ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc năm tính thuế (tùy theo thời điểm nào diễn ra trước) Nhà thầu nước ngoài gửi bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú; bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho Cơ quan thuế bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú này.

Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực)

Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.

Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn; giảm thuế theo Hiệp định; đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.”

– Căn cứ Điều 151 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định về hiệu lực thi hành:

“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quy định về hóa đơn; chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức; cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn; chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

3. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi; bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13; Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 152 của Luật này…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty MAPL Holdings B.V. (Sau đây gọi tắt là Công ty MAPL) là đối tượng cư trú tại Hà Lan phát sinh thu nhập tại Việt Nam từ hoạt động chuyển nhượng vốn thì thu nhập của Công ty MAPL thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Điều 1; Điều 7 Thông tư số 103/2014/TT-BTC .

Để xác định khoản thu nhập tại Việt Nam từ hoạt động chuyển nhượng vốn nêu trên thuộc diện miễn thuế tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hà Lan; đề nghị Công ty MAPL căn cứ vào tình hình thực tế; đối chiếu với quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hà Lan để áp dụng chính sách thuế phù hợp; đúng quy định.

Trường hợp Công ty MAPL đáp ứng điều kiện được miễn thuế; giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hà Lan; ủy quyền cho Công ty thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thì hồ sơ Thông báo miễn; giảm thuế theo Hiệp định thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm b2 Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 156/2013/TT-BTC .

Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14. Cục Thuế TP Hà Nội sẽ đăng tải nội dung trên trang web https://hanoi.gdt.gov.vn hướng dẫn người nộp thuế khi các văn bản được ban hành.

Đề nghị đơn vị căn cứ tình hình thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật để kê khai; nộp thuế theo đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế; trường hợp còn vướng mắc; đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn.  Ngoài ra có thể liên hệ với Phòng Thanh tra – Kiểm tra số 2 để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty thiết bị nặng Marubeni được biết và thực hiện./.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: KiemToanCalico.com | www.calico.vn
5/5 - (3 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (3 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO