Chính sách thuế GTGT đối với tài sản bàn giao

29/03/2018 584 lượt xem    

Bài viết sau sẽ hướng dẫn về chính sách thuế GTGT đối với tài sản bàn giao căn cứ vào công văn 1809/TCT-DNL ngày 12/05/2015

Căn cứ quy định tại Luật thuế GTGT và Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 08/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc bàn giao đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi, trường học của các đơn vị thành viên của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về địa phương quản lý quy định:

Việc bàn giao tài sản nêu tại Điều 1 Quyết định này được thực hiện theo nguyên tắc bàn giao nguyên trạng tài sản, vốn theo sổ sách kế toán của đơn vị giao tài sản tại thời điểm bàn giao đã được kiểm toán và được xử lý như sau:

– Hạch toán tăng tài sản, tăng vốn chủ sở hữu của đơn vị nhận bàn giao và hạch toán giảm tài sản, giảm vốn chủ sở hữu của đơn vị bàn giao tài sản.

– Trường hợp tài sản được đầu tư bằng vốn vay, đến thời điểm bàn giao chưa trả hết nợ, bên giao sử dụng lợi nhuận sau thuế của đơn vị để trả hết số nợ vay vốn đầu tư chưa thanh toán.

Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 03/2014/TT-BTC ngày 2/1/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn bàn giao đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi, trường học của đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý quy định:

Bàn giao nguyên trạng về tài sản, giảm vốn chủ sở hữu của Bên giao tại thời điểm bàn giao đã được kiểm toán và được xử lý như sau:

+ Bên giao: Hạch toán giảm tài sản, giảm vốn chủ sở hữu kể từ ngày biên bản bàn giao được Bên giao, Bên nhận ký. Đối với tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước thì ghi giảm vốn chủ sở hữu. Đối với tài sản đầu tư bằng nguồn vốn vay, nguồn Quỹ phúc lợi (có hồ sơ tài liệu chứng minh) đến thời điểm bàn giao chưa trả hết nợ và đang được hạch toán theo dõi trên sổ sách kế toán thì Bên giao sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế để trả hết nợ vốn vay đầu tư chưa thanh toán và nguồn Quỹ phúc lợi trước khi thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định.

+ Bên nhận: Thực hiện việc tiếp nhận tài sản, vốn và hạch toán tăng tài sản, tăng vốn theo kết quả bàn giao thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước kể từ ngày Biên bản bàn giao được Bên giao, Bên nhận ký và có trách nhiệm thực hiện quản lý tài sản theo tính chất hoạt động của đơn vị (đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị sự nghiệp có thu hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp).

Tại Điều 4 Thông tư số 03/2014/TT-BTC hướng dẫn hồ sơ bàn giao tài sản bao gồm:

– Quyết định đầu tư tài sản bàn giao;

– Thiết kế kỹ thuật tài sản bàn giao;

– Biên bản nghiệm thu công trình;

– Dự toán, quyết toán vốn đầu tư tài sản;

– Biên bản bàn giao tài sản do cơ quan chủ trì bàn giao tài sản lập theo phụ lục xác định các chỉ tiêu tài chính liên quan đến tài sản bàn giao (nguyên giá tài sản, giá trị đã khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn đầu tư, nợ vay chưa trả) được Bên giao, Bên nhận và các cơ quan chứng kiến ký;

– Hồ sơ đất cho hành lang tuyến dây và mặt bằng trạm biến áp (đối với hệ thống điện).”

Trả lời công văn số 667/CT-TTHT ngày 05/02/2015 của Cục Thuế tỉnh Kon Tum đề nghị hướng dẫn chính sách thuế GTGT đối với tài sản bàn giao theo Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về vấn đề này Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum bàn giao nguyên trạng tài sản là đường giao thông phục vụ chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và cư dân trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân tỉnh; bàn giao nguyên trạng tài sản là đường điện trung, hạ thế và trạm biến áp phục vụ chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và cư dân trên địa bàn cho EVN quản lý sử dụng theo Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 8/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ, việc bàn giao theo Thông tư số 03/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính thì đơn vị bàn giao tài sản không phải lập hóa đơn, không phải tính thuế GTGT.

 

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO