Chi phí được trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện

20/01/2018 1307 lượt xem    

Bộ Tài chính cho biết, số tiền ủng hộ của các cá nhân, tổ chức gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp để chuyển đến nơi cần ủng hộ và có chứng từ xác nhận thì được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế. Bài viết sau sẽ hướng dẫn về Chi phí được trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện theo Công văn số 1522/TCT-CS ngày 20/04/2017 của Tổng cục Thuế về việc chính sách thuế.

 -Tại điểm 2.24 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) quy định khoản chi tài trợ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

2.24. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:

a) Tài trợ cho y tế gm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là đ góp vn, mua c phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bng tin cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ; đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bng hiện vật) hoặc chứng từ chi tin (nếu tài trợ bằng tiền).

– Tại Điều 2 và Điều 16 Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 1/3/2012 quy định về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiu như sau:

1. “Tổ chức phi chính phủ nước ngoài” là các tổ chức nêu tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này.

2. “Hoạt động nhân đạo, phát triển là các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác.”

Điều 16. Quy định chung

1. Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam phải theo đúng nội dung được quy định trong Giấy đăng ký đã được cấp.

2. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

3. Quyền, trách nhiệm của tổ chức phi chính phủ nước ngoài có Văn phòng đại diện hoặc Văn phòng dự án được quy định cụ thể trong văn bản thỏa thuận khung ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này).

Công văn số VCF/201702001 ngày 08/02/2017 của Tổ chức phi chính phủ VinaCapital Foundation về chi phí được trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện thông qua tổ chức VCF.

Căn cứ các quy định nêu trên, nếu Tổ chức phi chính phủ VinaCapital Foundation thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được Cục Ngoại giao – Bộ Ngoại giao cấp Giấy phép số 79/CNV-VPDA ngày 19/12/2014 thay thế Giấy phép số BM 453/UB-HD ngày 20/6/2008 thì:

Trường hợp doanh nghiệp thực tế có chi tài trợ y tế thông qua Tổ chức phi chính phủ VinaCapital Foundation nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại điểm 2.24 khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì khoản chi tài trợ này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO