Ba yếu tố tạo nên sắc màu của thuế

02/10/2017 688 lượt xem    

Hiện nay, hầu hết các bạn kế toán, thuế và kiểm toán đang sử dụng Thuế làm công cụ hỗ trợ đắc lực cho nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm nhận được hết MÀU SẮC của thuế, để thấy được cái đẹp, cái hay của Thuế. Chúng tôi xin được chia sẻ 3 yếu tố sau đây tạo nên màu sắc của Thuế như sau:

YẾU TỐ 1: TÍNH NHÂN ĐẠO VÀ CÁCH TIẾP CẬN TỪ BẢN CHẤT CỦA THUẾ.

Hiện nay, thuế được phân thành 3 loại chính: Thuế thu nhập, Thuế tiêu dùng và Thuế tài sản. Trong mỗi loại thuế ấy lại có những sắc thuế khác nhau, cụ thể:

Mỗi loại thuế được hình thành từ những MỤC TIÊU của Nhà nước về quản lý nguồn thu ngân sách. Đối với những mặt hàng, ngành nghề khuyến khích phát triển, thuế sẽ đánh với mức thấp hoặc không đánh và ngược lại, đối với những mặt hàng, ngành nghề nhà nước không khuyến khích sẽ phải chịu mức thuế suất rất cao….Thông qua các sắc thuế, thuế điều chỉnh gần như toàn bộ các đối tượng.

Ví dụ như thuế thu nhập sẽ chi phối, điều chỉnh tất cả những khoản thu nhập của doanh nghiệp, cá nhân. Hay thuế tiêu dùng sẽ chi phối, điều chỉnh tất cả những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng còn thuế tài sản sẽ chi phối điều chỉnh tới tài sản: tài nguyên, đất và quyền sử dụng đất.

Trong mỗi sắc thuế lại được cụ thể hóa bằng những điều, khoản, mục để việc áp dụng tại các doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Các câu từ trong thuế cũng rất rõ ràng, gần như không có từ nhiều nghĩa, tránh được sự hiểu lầm khi thực hiện chính sách thuế vào trong thực tiễn. Nhưng đối với những bạn học thuế theo kiểu HỌC THUỘC thì có lẽ đây là RÀO CẢN rất lớn đối với họ để đi tới thành công vì sẽ xảy ra tình trạng học trước quên sau, họ sẽ không cảm được hết cái đẹp của thuế. Và dần dần họ thấy thuế là một vấn đề KHỦNG KHIẾP và ÁC MỘNG với họ.

Mình xin lấy 1 vài ví dụ để các bạn thấy nếu học thuộc hoặc học từ nghe người này nói, người kia nói thì sẽ không thể hiểu và nhớ để khẳng định được chính xác hay không :

  • – Vì sao đơn vị bạn ấy bán trứng mà cơ quan thuế hướng dẫn thuế suất là 5% mà đơn vị khác cũng bán trứng mà họ lại không chịu thuế?
    (Các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi ở mỗi khâu sản xuất – lưu thông – tiêu dùng thì thuế GTGT có cách ứng xử khác nhau)
  • – Vì sao thuế suất thuế GTGT 0% không phải là 1 loại thuế suất;
    (Xuất phát từ khái niệm thuế GTGT là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ ở khâu sản xuất, lưu thông và tiêu dùng tại Việt Nam)
  • – Vì sao hóa đơn GTGT phải có đầy đủ 7 tiêu thức bắt buộc….
    (Vì hóa đơn là chứng từ kế toán)

Như vậy, học thuế từ bản chất, từ những vấn đề nguyên lý,. tổng quan tới chi tiết sẽ giúp các bạn giải được bài toán phức tạp của thuế mà các .bạn đang gặp phải. Khi đó, các bạn sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp các màu sắc của thuế.

YẾU TỐ 2: ĐƯỜNG CONG CỦA THUẾ.

Luật thuế của Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc 1 chiều thuận, tức là các điều, khoản, mục mà cơ quan thuế ban hành mang tính chất bắt buộc đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh theo những quy định đó. Ta có thể hình dung luật thuế như 1 đường thẳng, các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường cần phải chạy trên đường thẳng đó.

Tuy nhiên không có gì là tuyệt đối, mặc dù nguyên tắc xây dựng luật thuế của cơ quan thuế là 1 đường thẳng, nhưng trên đường thẳng ấy ta vẫn thấy xuất hiện rất nhiều những ĐƯỜNG CONG mềm mại. Ở trên những đường cong đó, doanh nghiệp được phép lựa chọn dừng lại ở 1 điểm bất kỳ nhằm mục đích QUẢN TRỊ CHI PHÍ THUẾ một cách linh hoạt.
Ta cùng lấy ví dụ về đường cong thuế bằng 2 trường hợp hết sức điển hình như sau:

  • – Theo quy định về thời gian phân bổ công cụ dụng cụ trong TT78/2014 không quá 3 năm, hay thời gian trích khấu hao TSCĐ phải nằm trong khung trích khấu hao theo TT45/2013. Khi đó, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động của công ty để vận dụng linh hoạt việc áp dụng thời gian phân bổ/khấu hao bao lâu để có được kế hoạch thuế tối ưu nhất. Cụ thể, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhận cao, có thể lựa chọn phương án giảm thời gian trích khấu hao/phân bổ nhằm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và ngược lại..
  • – Hay đối với thuế TNCN có cho phép các doanh nghiệp khi trả lương cho lao động không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dài hạn có chi trả lương từ 2trđ trở lên, nếu trong năm tổng thu nhập sau khi giảm trừ chưa tới mức phải đóng thuế thì được làm bản cam kết số 02. Quy định này hiện tại được các doanh nghiệp áp dụng rất nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Và trong ma trận của Bảo hiểm – thuế TNDN – Thuế TNCN thì cách này càng phát huy hiệu quả hơn.

Đường cong của thuế khiến cho một tình huống có thể được các doanh nghiệp vận dụng và cho ra vô số kết quả hợp lý khác nhau. Điều đó đã tạo ra vẻ đẹp của thuế, những người làm thuế khi hiểu rõ bản chất của thuế sẽ cảm được tất cả các đường cong này.

YẾU TỐ 3: LÁ CHẮN THUẾ.

Lá chắn thuế là khoản làm giảm thu nhập chịu thuế của một cá nhân hay doanh nghiệp đạt được thông các công cụ được phép như lãi tiền vay, khấu hao… Những khoản khấu trừ làm giảm thu nhập chịu thuế của người. nộp thuế cho năm tài chính hoặc gối thuế thu. nhập vào năm sau. Hiện nay, việc sử dụng lá chắn thuế được áp dụng. phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế. giới trong đó có Việt Nam.

Mình xin lấy 1 ví dụ về lá chắn thuế đối với chi phí lãi tiền vay:
Một doanh nghiệp khi có nhu cầu tăng vốn để phục vụ. cho sản xuất kinh doanh, có thể lựa chọn hình thức. tăng vốn từ nguồn vốn vay hoặc huy động vốn. bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu…. Giả sử mức huy động thêm của doanh nghiệp là 100 trđ. Khi sử dụng thêm nguồn vốn này, giả sử cuối năm sẽ tạo .ra được 1 khoản lợi nhuận trước thuế .là 10trđ (chưa trừ lãi tiền vay) sắc màu của thuế

  • – Đối với hình thức tăng vốn bằng cách đi vay, giả sử lãi. suất tiền vay hiện hành là 7%/năm
    Khi đó, chi phí lãi vay trong năm mà doanh nghiệp phải chi trả là: 7trđ. Khoản chi phí này được trừ khi xác định thuế TNDN. Khi đó, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp chỉ còn. 10-7 = 3trđ, thuế TNDN phải nộp = 3*20% = 0,6trđ.
  • – Đối với hình thức tăng vốn bằng cách huy đông từ cổ phiếu, trái phiếu…
    Khi đó, doanh nghiệp không có lãi vay để trừ. Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN của doanh nghiệp là 10trđ, .thuế TNDN phải nộp = 10*20% = 2trđ.
    Sự chênh lệch tiền thuế TNDN phải nộp trên đã cho thấy. tác dụng của lá chắn thuế đối với doanh nghiệp.

Theo TACA

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

 

 

 

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO