Xác định phương thức góp vốn để thành lập doanh nghiệp

22/01/2019 1210 lượt xem    

Công văn số 1057/TCT-CS
V/v thuế GTGT

Kính gửi:

– Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh
– Công ty TNHH mua sắm tại nhà VTV – Hyundai
(Đ/c: Lầu 1, Tòa nhà Thiên Sơn, Số 800, Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7, TP HCM)

TCT nhận được công văn số 43/2017/CV/VTV-Hyudai ngày 26/10/2017 của Công ty TNHH mua sắm tại nhà VTV – Hyundai về chính sách thuế GTGT. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại Điều 35 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về TS góp vốn như sau:

“Điều 35. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn có thể là:

– Đồng Việt Nam,

– Ngoại tệ tự do chuyển đổi,

– Vàng,

– Giá trị quyền sử dụng đất,

– Giá trị quyền sở hữu trí tuệ,

– Công nghệ,

– Bí quyết kỹ thuật,

– Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm:

– Quyền tác giả,

– Quyền liên quan đến quyền tác giả,

– Quyền sở hữu công nghiệp,

– Quyền đối với giống cây trồng

– Các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”

Tại khoản 3 Điều 66 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu như sau:

“3. Việc nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình như:

– Bản quyền,

– Quyền khai thác,

– Sử dụng tài sản,

– Thương hiệu,

– Nhãn hiệu…

chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, các giao dịch góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu được kế toán như việc đi thuê tài sản hoặc nhượng quyền thương mại, theo đó:

– Đối với bên góp vốn bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại:

+ Ghi nhận số tiền thu được từ việc cho bên kia sử dụng nhãn hiệu,

+ Tên thương mại là doanh thu cho thuê tài sản vô hình,

+ Nhượng quyền thương mại,

+ Không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác và thu nhập hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị khoản đầu tư;

– Đối với bên nhận vốn góp bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại:

+ Không ghi nhận giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại

+ Ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại nhận vốn góp.

+ Khoản tiền trả cho việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại được ghi nhận là chi phí thuê tài sản, chi phí nhượng quyền thương mại.”

– Tại Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều về thuế GTGT quy định như sau:

“6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;

….

2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

a) Có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu;

b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;

c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có:

– Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

– Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ;

– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;

– Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.”

– Tại Điểm a Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

“a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.

Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có:

+ Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh,

+ Hợp đồng liên doanh, liên kết;

+ Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.”

– Tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“…

4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

…”

– Tại Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lập hóa đơn như sau:

“…Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

Căn cứ các quy định, hướng dẫn về chính sách thuế giá trị gia tăng, về nguyên tắc:

– “Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp” thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

– Trường hợp, cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ cho cơ sở kinh doanh khác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT thì:

Bên bán thực hiện lập hóa đơn GTGT để kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra theo quy định. Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng DV là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Căn cứ hóa đơn bên bán lập, bên mua được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Theo trình bày tại công văn số 43/2017/CV/VTV-Hyudai ngày 26/10/2017 của Công ty TNHH mua sắm tại nhà VTV – Hyundai và Hợp đồng liên doanh giữa các bên:

– Công ty được thành lập từ ba nhà đầu tư bao gồm:

+ Công ty Hyundai Home Shopping Network Hàn Quốc – HDHS (tỷ lệ góp vốn 50%);

+ Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam – VTVcab (tỷ lệ góp vốn 25%)

+ Công ty TNHH Dịch vụ Truyền hình – Viễn thông Việt Nam – VTVB (tỷ lệ góp vốn 25%).

– Công ty HDHS góp vốn bằng tiền mặt,

– CTY VTVcab góp vốn bằng việc bù trừ số tiền cho Cty VTV – Hyundai sử dụng DV độc quyền bí quyết kỹ thuật phát sóng kênh mua sắm tại nhà

– Công ty VTVB góp vốn bằng việc bù trừ số tiền cho Công ty VTV-Hyundai sử dụng DV độc quyền bí quyết kỹ thuật để SX chương trình mua sắm tại nhà.

Công ty VTVcab và Công ty VTVB đã xuất hóa đơn GTGT với thuế suất thuế GTGT 10%, kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra đối với dịch vụ cung cấp cho Công ty VTV-Hyundai nêu trên.

Theo GCN ĐK đầu tư lần đầu ngày 02/12/2015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp thì:

Phương thức góp vốn của Công ty VTVcab và Công ty VTVB là bí quyết kỹ thuật.

Tuy nhiên, theo biên bản kiểm tra tại Công ty TNHH mua sắm tại nhà VTV – Hyundai nêu bản chất Công ty VTVcab và Công ty VTVB góp vốn bằng tiền vào Công ty VTV – Hyundai.

Do đó, đề nghị

  1. Công ty TNHH mua sắm tại nhà VTV – Hyundai,
  2. Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam – VTVcab và
  3. Công ty TNHH Dịch vụ Truyền hình – Viễn thông Việt Nam – VTVB
  4. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
  5. Các Cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan

để xác định phương thức góp vốn của Công ty VTVcab và Công ty VTVB vào Công ty VTV – Hyundai là góp vốn bằng tiền mặt hay góp vốn bằng bí quyết kỹ thuật, việc góp vốn thông qua hình thức bù trừ như nêu trên đã phù hợp với quy định của pháp luật hay chưa. Trên cơ sở ý kiến các Cơ quan chức năng có thẩm quyền, Cục Thuế TP HCM hướng dẫn DN thực hiện theo quy định.

TCT có ý kiến để Cục Thuế TP HCM và Công ty TNHH mua sắm tại nhà VTV – Hyundai được biết.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO