Quy định về giá tính thuế tài nguyên

08/03/2018 745 lượt xem    

Trường hợp các đơn vị hoạt động khai thác đá, sản lượng đá thu được qua nổ mìn được tiếp tục đưa vào sàng tuyển, xay nghiền ra thành đá thành phẩm mới bán ra thì phải xác định giá tính thuế ra sao? Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn các Quy định về giá tính thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại Công văn số 627/TCT-CS ngày 13 tháng 02 năm 2015, cụ thể như sau:

– Căn cứ Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật thuế tài nguyên:

Tại Khoản 1, Điều 5, Phần II, quy định về sản lượng tài nguyên tính thuế:

” …Ví dụ 1: Đơn vị khai thác đá sau nổ mìn, khai thác thu được đá hộc.. đá dăm các ly khác nhau thì được phân loại theo từng cấp độ, chất lượng từng loại đá thu được để xác định sản lượng đá tính thuế của mỗi loại. Trường hợp, sau khai thác bán một phần sản lượng đá hộc, số đá hộc, đá dăm còn lại được đưa vào nghiền để sản xuất xi măng thì phải quy đổi sản lượng đá dăm ra đá hộc để xác định sản lượng đá hộc thực tế khai thác chịu thuế tài nguyên.

Tại Khoản 1 và Khoản 4, Điều 6, Phần II, quy định về giá tính thuế tài nguyên:

“Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP và phải được thể hiện trên chứng từ bán hàng, nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định; trường hợp giá bán tài nguyên khai thác thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định. Giá tính thuế tài nguyên được xác định đối với từng trường hợp như sau:

  1. Trường hợp xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên.

1.1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (không phân biệt địa bàn tiêu thụ) và được áp dụng làm giá tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng, không phân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất, chế biến sàng tuyển, phân loại; Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.

  1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhưng không bán ra; hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo chế độ quy định, tổ chức, cá nhân nộp thuế tài nguyên theo phương pháp ấn định hoặc trường hợp loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác nhưng do mô hình tổ chức, khai thác, sàng tuyển, tiêu thụ qua nhiều khâu độc lập nên không có đủ căn cứ để xác định giá bán tài nguyên khai thác thì áp dụng giá bán đơn vị tài nguyên do UBND cấp tỉnh tại địa phương có khai thác tài nguyên quy định cho từng thời kỳ để tính thuế tài nguyên . . . “

Trả lời Công văn số 02/CT-KTT ngày 05/01/2015 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về giá tính thuế tài nguyên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp các đơn vị hoạt động khai thác đá, sản lượng đá thu được qua nổ mìn được tiếp tục đưa vào sàng tuyển, xay nghiền ra thành đá thành phẩm mới bán ra thì phải quy đổi sản lượng đá thành phẩm ra đá hộc để xác định sản lượng đá hộc thực tế khai thác chịu thuế tài nguyên (sản lượng đá tính thuế tài nguyên) và xác định giá tính thuế tài nguyên tương ứng là giá tính thuế sản phẩm tài nguyên khai thác (đá hộc) do ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO