Hướng dẫn tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

03/01/2019 4150 lượt xem    

Số: 3399/TCT-CS

V/v: Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với Laterit.

 

Kính gửi: Kiểm toán Nhà nước

 

Trả lời Công văn số 575/KTNN-CNVI ngày 01/07/2014 của Kiểm toán nhà nước về thuế tài nguyên và phí môi trường đối với Laterit, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Về thuế tài nguyên:

– Tại Điều 3 Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật thuế tài nguyên quy định:

“1. Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư này bao gồm: Công ty Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác.

Không phân biệt ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động. Có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam là đối tượng nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế tài nguyên.

2. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

…2.4. Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công, không có giấy phép tài nguyên. Tuy nhiên, trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác tiêu thụ. Như nhận thầu nạo vét kênh, mương, hồ, đầm có phát sinh sản lượng cát, đất, bùn bán ra; khai thác đá dùng chế biến làm vật liệu xây dựng thi công công trình. Đều phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương khai thác tài nguyên…”

Về phí bảo vệ môi trường:

– Căn cứ Khoản 2 Mục I Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Bộ Tài chính về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, quy định:

“2. Số lượng Khoáng sản khai thác để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí. Không phân biệt mục đích khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo …) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng, miền, điều kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp …).

Trong trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng tuyển, chế biến trước khi bán ra. Căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn. Để quy định tỷ lệ đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm tiêu thụ ra khoáng sản nguyên khai. Làm căn cứ tính phí, bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản cho phù hợp.”

– Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, quy định (Hiệu lực thi hành từ 01/01/2012):

“2. Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là:

a) Đối với khoáng sản không kim loại:

Số lượng khoáng sản không kim loại khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí. Không phân biệt mục đích khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo …) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng, miền, điều kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp …).

Trong trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra. Căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương trình UBND cấp tỉnh. Về tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai. Làm căn cứ tính phí BVMT đối với từng loại khoáng sản không kim loại cho phù hợp thực tế.”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp trong quá trình khai thác mỏ đá vôi tại khu mỏ Tà Thiết, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên 1. Ngoài đá vôi còn thu được sản phẩm đồng hành khi bóc lớp tầng phủ là đá Laterit thì:

– Về thuế tài nguyên:

Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên 1 không có Giấy phép khai thác đối với đá Laterit. Nhưng trong quá trình khai thác mỏ phát sinh sản lượng đá Laterit tiêu thụ (bán ra hoặc sản xuất). Công ty phải kê khai, nộp thuế tài nguyên đối với sản lượng đá Laterit thực tế đã tiêu thụ.

– Về phí bảo vệ môi trường:

Căn cứ tình hình thực tế khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tỷ lệ quy đổi số lượng đá Laterit ra số lượng khoáng sản nguyên khai. Nhằm đảm bảo đúng với thực tế và phù hợp với quy định để làm cơ sở tính phí.

Tổng cục Thuế trả lời để Kiểm toán nhà nước được biết.

Chúc các bạn thành công.

  • Mọi chi tiết xin liên hệ:
  • ® Hãng kiểm toán Calico
  •  Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội, Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hầ Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  •  Website: KiemToanCalico.com  www.calico.vn
5/5 - (4 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (4 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO