Những quy định chung về thuế GTGT

18/01/2018 668 lượt xem    

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Căn cứ Điều 22 và Điều 23 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.

– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Công văn  3407/TCT-KK của Tổng cục thuế trả lời công văn số 1316/CT-THNVDT ngày 11/5/2017 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về việc hoàn thuế GTGT; sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

DN A và DN B là 2 DN độc lập, tuy nhiên giám đốc 2 DN lại có mối quan hệ liên kết. 1 DN đã ngừng hoạt động và có xuất hóa đơn chi DN kia, số thuế GTGT đề nghị được hoàn sẽ bị cân nhắc và xem xét mới ra quyết định có được hoàn hay không

Căn cứ các hướng dẫn trên và theo báo cáo của Cục Thuế thì:

Công ty TNHH Hoàng Nguyên và Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Nguyên là 02 Công ty độc lập nhau nhưng giám đốc của 2 Công ty (bà Hoàng Thị Thúy và ông Hoàng Đình Nguyên) có quan hệ liên kết.

Công tyTNHH Hoàng Nguyên tuy có xuất hóa đơn và kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động bán thủy điện nhưng thực tế hiện còn nợ thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột là 16.473.479.154 đồng.

Xử lí vi phạm:

Thực hiện các công văn số 402/TCT-KK ngày 02/02/2015, công văn số 3538/TCT-KK ngày 31/8/2015, công văn số 3334/TCT-PC ngày 17/8/2015 của Tổng cục Thuế, Cục Thuế đã tiến hành thanh tra và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và xử lý đối với các vi phạm của Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Nguyên theo quy định; riêng đối với Công ty TNHH Hoàng Nguyên theo kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Buôn Ma Thuột, Cục Thuế đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Đồng thời, đối với số nợ của Công ty TNHH Hoàng Nguyên, Cục Thuế đã triển khai nhiều biện pháp cưỡng chế đối với Công ty TNHH Hoàng Nguyên nhưng chưa có hiệu quả và Công ty TNHH Hoàng Nguyên đã ngừng hoạt động. Mặt khác, Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Nguyên đã sử dụng bất hợp pháp hóa đơn của Công ty TNHH MTV Kim Song Toàn được xác định không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo. Do đó, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk căn cứ hồ sơ cụ thể để xem xét giải quyết đảm bảo đúng quy định của pháp luật và không gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO