Cưỡng chế hóa đơn

16/01/2018 916 lượt xem    

 Công văn số 3950/TCT-QLN

V/v cưỡng chế hóa đơn

 

Kính gửi: Công ty cổ phần xây dựng công trình ngm-Vinavico

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 499/CV-TCKT/VINAVICO ngày 28/7/2017 đề nghị được tiếp tục sử dụng hóa đơn của Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm- Vinavico (sau đây viết tắt là Công ty Vinavico). Về việc này, sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

  1. Về nội dung xuất hóa đơn lẻ:

Ngày 21/12/2016, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5936/TCT-QLN hướng dẫn về việc sử dụng hóa đơn lẻ như sau:

– Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng:

  • Nếu người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng từng hóa đơn lẻ cho từng lô hàng, hạng mục công trình hoàn thành để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục.

=> Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng từng hóa đơn lẻ với điều kiện người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện nộp ngay 18% doanh thu trên hóa đơn lẻ được sử dụng vào ngân sách nhà nước.

Đối với một số trường hợp đặc thù đã cam kết sử dụng hóa đơn như trên, giao đồng chí Cục trưởng Cục Thuế xem xét thực tế để cho phép: Người nộp thuế đề nghị một lần nhưng được sử dụng nhiều hóa đơn, cơ quan thuế phải đảm bảo thu được ngay toàn bộ số thuế phải nộp theo cam kết.

  • Nếu người nộp thuế vi phạm cam kết

=> Cơ quan thuế dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ của người nộp thuế.

  1. Về nội dung miễn giảm tiền phạt chậm nộp:

2.1. Giai đoạn trước ngày 01/07/2013 (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực)

– Tại Khoản 1, Điều 111 Luật Quản lý thuế ngày 29/11/2006 quy định về việc miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế như sau: 

“Người bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác”.

– Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 25 Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế hướng dẫn về việc miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và thẩm quyền miễn xử phạt như sau:

“1. Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác. Mức miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.

  1. Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm xem xét miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế khi nhận được hồ sơ đề nghị miễn xử phạt của người nộp thuế đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của mình hoặc của cấp dưới theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.

– Tại Khoản 1, Mục XIII phần E Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế quy định: “1. Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác”.

2.2. Sau thời điểm 01/07/2013 (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực

– Khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 quy định Điều 106được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 106. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế

  1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày.”

– Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13 quy định:

+ Khoản 4 Điều 5 sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 106 như sau:

“1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp”.

+ Khoản 1 Điều 6 quy định Điều khoản thi hành:

“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.”

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế số 106/2016/QH13 quy định:

+ Tại Khoản 3 Điều 3 quy định như sau:

“1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên sốtiền thuế chậm nộp”.

+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định như sau:

“Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ quy định tại khoản 2 Điều này”.

  1. Về nội dung cưỡng chế nợ thuế:

Tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 215/2013/TT-BTC quy định về thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế như sau:

“Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ khi đối tượng bị cưỡng chế chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế; đối tượng bị cưỡng chế đã nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Căn cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước của đối tượng bị cưỡng chế có xác nhận của kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức được phép ủy nhiệm thu thuế của đối tượng bị cưỡng chế”.

Theo công văn số 499/CV-TCKT/VINAVICO ngày 28/7/2017, Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm – Vinavico cần Tổng cục Thuế giải quyết về việc tiếp tục được sử dụng hóa đơn. Theo công văn số 3950/TCT-QLN ngày 31 tháng 8 năm 2017, Tổng cục Thuế giải quyết như sau:

Thứ nhất, trường hợp cơ quan thuế đang áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, Công ty Vinavico đề nghị được sử dụng hóa đơn lẻ để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục thì Công ty phải thực hiện nộp thuế theo đúng hướng dẫn tại công văn số 5936/TCT-QLNnêu trên. Để được tiếp tục sử dụng hóa đơn lẻ thì Công ty phải thực hiện nộp hết số tiền 18% doanh thu trên hóa đơn lẻ đã được sử dụng vào ngân sách nhà nước. Đề nghị Công ty liên hệ với Cục Thuế thành phố Hà Nội để được xem xét, hướng dẫn cụ thể về việc tiếp tục sử dụng hóa đơn lẻ.

Thứ hai, trường hợp Công ty Vinavico gặp khó khăn về tài chính như trình bày tại công văn số 499/CV-TCKT/VINAVICO thì không thuộc đối tượng được miễn tiền phạt chậm nộp tiền thuế.

Thứ ba, từ ngày 01/7/2013 trở đi, việc tính tiền chậm nộp tiền thuế của Công ty Vinavico thực hiện theo Khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13, Khoản 4 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13 vàKhoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế số 106/2016/QH13.

Căn cứ quy định nêu trên; quyết định cưỡng chế chỉ chấm dứt hiệu lực khi Công ty Vinavico đã nộp đủ tiền thuế nợ; tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO