Chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động chế biến nông sản

25/01/2018 994 lượt xem    

Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động chế biến nông sản

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều kiện ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động chế biến nông sản, thủy sản.

Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản. Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến).

Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

– Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên. – Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập miễn thuế tại Khoản này bao gồm cả thu nhập từ thanh lý các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng (trừ thanh lý vườn cây cao su), thu nhập từ việc bán phế liệu phế phẩm liên quan đến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản. Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng của hợp tác xã và của doanh nghiệp được xác định căn cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam”.

Tại khoản 4, khoản 5 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn ưu đãi về thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động chế biến nông sản, thủy sản.

Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:

Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; Nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP; Đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm”.

Thuế suất 15% :

Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn”. – Ngày 29/5/2014, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 7062/BTC-TCT hướng dẫn Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. – Ngày 30/5/2014, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 7193/BTC-TCT hướng dẫn Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội Cao su Việt Nam về thuế GTGT đối với mủ cao su.

Trường hợp cụ thể:

Chính sách thuế TNDN chế biến hạt điều và mủ cao su Về chính sách thuế TNDN đối với sản phẩm nhân hạt điều và mủ cao su, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Sản phẩm hạt điều và mủ cao su là sản phẩm sơ chế thì thu nhập từ hoạt động chế biến mủ cao và hoạt điều thuộc trường hợp ưu đãi thuế.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2661/CT-TTHT ngày 02/12/2016 của Cục Thuế tỉnh Bình Phước về chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động chế biến nông sản. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Liên quan đến vướng mắc tại công văn số 862/CT-TH-NV&ĐT ngày 12/5/2016 của Cục Thuế tỉnh Bình Phước về chính sách thuế TNDN, Tổng cục Thuế đã có công văn số 3252/TCT-CS ngày 20/7/2016 gửi Cục Thuế tỉnh Bình Phước. Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, nếu các sản phẩm nhân hạt điều trắng và mủ cao su thuộc các trường hợp sản phẩm mới qua sơ chế thông thường nêu tại công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014 và công văn số 7193/BTC-TCT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính thì thu nhập từ hoạt động chế biến nhân hạt điều trắng, mủ cao su không thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động chế biến nông sản theo quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 4, khoản 5 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính. Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO