Quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

08/03/2018 557 lượt xem    

THÔNG TƯ 204/2015/TT-BTC

QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp để đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế, gồm: Đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hoàn thuế; kiểm tra; thanh tra thuế; tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế và các nghiệp vụ quản lý thuế khác trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, bao gồm:

  1. Thu thập, xử lý, quản lý sử dụng thông tin, dữ liệu liên quan về người nộp thuế.
  2. Ban hành bộ tiêu chí quản lý thuế và tổ chức đánh giá rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ.
  3. Việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế tương ứng với mức độ rủi ro của người nộp thuế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người nộp thuế bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh (cá nhân kinh doanh gồm: cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình) nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;

c) Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;

d) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu;

– Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân;

đ) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, bao gồm:

– Người điều hành đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm.

– Công ty điều hành chung đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng điều hành chung.

– Doanh nghiệp liên doanh đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đối với trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tự tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu thô, khí thiên nhiên.

2. Cơ quan thuế gồm:

Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.

4. Công chức thuế.

5. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.

6. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong việc trao đổi thông tin theo nội dung quy định tại Thông tư này.

7. Các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan trong việc phối hợp thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rủi ro về thuế

Là nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước trong quản lý thu thuế.

2. Tiêu chí đánh giá rủi ro:

Là các tiêu chuẩn được ban hành làm cơ sở để đánh giá phân loại mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với người nộp thuế trong từng thời kỳ.

3. Xác định rủi ro:

Là việc thu thập, phân tích thông tin để tìm ra nguy cơ không tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

4. Phân tích rủi ro:

Là việc sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và ứng dụng công nghệ thông tin dựa theo tiêu chí quản lý rủi ro đã được xác định để dự đoán tần suất và hậu quả của rủi ro.

5. Đánh giá rủi ro:

Là việc tổng hợp, đối chiếu kết quả xác định rủi ro; phân tích rủi ro với các chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro để phân loại mức độ rủi ro.

6. Đo lường tuân thủ:

Là việc phân tích thông tin, dữ liệu theo các chỉ số để xác định mức độ tuân thủ trên từng lĩnh vực hoạt động quản lý thuế của người nộp thuế.

7. Đánh giá tuân thủ:

Là việc thu thập, phân tích, xác minh đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật với các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

8. Cảnh báo rủi ro:

Là việc thông báo và cung cấp thông tin về nguy cơ không tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

9. Chỉ số đánh giá rủi ro:

Là các tham số phản ánh một tình huống rủi ro cụ thể.

10. Thông tin nghiệp vụ thuế:

Là thông tin liên quan đến người nộp thuế đã được cơ quan thuế thu thập; tổng hợp, phân tích, đánh giá, phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thuế.

11. Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế:

Là hệ thống thông tin, dữ liệu do cơ quan thuế quản lý để thu thập; xử lý và cung cấp các sản phẩm thông tin nghiệp vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thuế.

12. Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế:

Là hệ thống mà thông tin, dữ liệu được quản lý tập trung; hệ thống được kết nối và tiếp nhận thông tin từ các hệ thống thông tin dữ liệu liên quan trong và ngoài ngành Thuế; do Tổng cục Thuế xây dựng và quản lý để “Đánh giá tuân thủ”, “Đánh giá rủi ro”.

13. Ấn chỉ thuế:

Bao gồm: các loại hóa đơn, biên lai thuế, biên lai phí, lệ phí, tem rượu, tem thuốc lá và các loại ấn chỉ thuế khác.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế đối với người nộp thuế.

2. Trong quản lý thuế người nộp thuế phải được đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, phân loại trường hợp tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế.

3. Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.

4. Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát trên cơ sở đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với những trường hợp được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thấp.

5. Cơ quan thuế thực hiện cập nhật thông tin đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế và hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế theo nguyên tắc điện tử hóa, số hóa các chứng từ, thông tin liên quan. Các hoạt động tác nghiệp phải thực hiện trên hệ thống, đảm bảo cập nhật trạng thái quản lý thường xuyên, liên tục.

Điều 5. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro

Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện theo trình tự sau đây:

1. Cơ quan thuế tổ chức thu thập; xử lý thông tin dữ liệu theo phương thức điện tử liên quan đến người nộp thuế. Xây dựng, vận hành, quản lý, sử dụng…“Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.

2. Tổng cục Thuế xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ (3 năm); Định kỳ hàng quý thực hiện rà soát điều chỉnh bổ sung đảm bảo tính cập nhật phù hợp thực tế.

3. Cơ quan thuế căn cứ các quy định của pháp luật; các quy trình; biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; bộ tiêu chí quản lý rủi ro; hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế để phân tích, xác định, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế.

4. Cơ quan thuế căn cứ kết quả đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế tại khoản 3, Điều 5 Thông tư này để áp dụng các biện pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại đối tượng tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác đối với người nộp thuế.

5. Cơ quan thuế theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này; đo lường mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

6. Cơ quan thuế quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh; bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế.

Điều 6. Nội dung áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Cơ quan thuế áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đối với:

  1. Quản lý đăng ký thuế;
  2. Quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế;
  3. Quản lý hoàn thuế;
  4. Xác định; lựa chọn người nộp thuế để thực hiện đưa vào kế hoạch kiểm tra; thanh tra thuế theo quy định của pháp luật;
  5. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
  6. Phân loại người nộp thuế áp dụng các biện pháp quản lý trong việc tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế;
  7. Thu thập; phân tích thông tin; xác định trọng điểm giám sát đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế;
  8. Cung cấp thông tin, dữ liệu, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

Chúc các bạn thành công.

  • Mọi chi tiết xin liên hệ:
  • ® Hãng kiểm toán Calico
  •  Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội, Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hầ Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  •  Website: KiemToanCalico.com  www.calico.vn
Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO