Vướng mắc về chính sách thuế TNDN

08/02/2018 627 lượt xem    

Mục lục bài viết

Bài viết sau sẽ giúp giải đáp những vướng mắc liên quan đến chính sách thuế TNDN theo hướng dẫn tại công văn 4741/TCT-CS ngày 13/10/2016

Về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định:

Quyền của doanh nghiệp

Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh”.

Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không bao gồm ngành nghề kinh doanh.

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Vốn điều lệ.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 thì doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi đổi ngành, nghề kinh doanh.

Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây:

– Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

– Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;

– Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Tại Khoản 4, Khoản 8, Khoản 9 Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.

– Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành) để lập khi bán hàng hóa, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách.

– Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, dịch vụ; cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cánhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; dùng hóa đơn quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

–  Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

–  Khoản chi có đủ hóađơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giáđã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…”

Về báo cáo kiểm toán đối với Công ty con và Chi nhánh hạch toán độc lập.

Tại Khoản 1 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/03/2011 quy định: Đơn vị được kiểm toán

Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

Tại Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định: Khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế

– Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồsơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

–  Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyếtđịnh vềviệc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.

–  Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

+ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động….””

Trả lời công văn số IVC-16-08-01 của Công ty TNHH INOAC Việt Nam về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các quy định nêu trên, công văn số 49004/CT-HTr ngày 25/7/2016 của Cục Thuế thành phố Hà Nội trả lời Công ty TNHH INOAC Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp Công ty nhận thấy trả lời của Cục Thuế thành phố Hà Nội chưa rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện thì đề nghị Công ty làm việc với Cục Thuế thành phố Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO