Trích lập dự phòng đối với khoản nợ tồn đọng trong kinh doanh ngành nghề mua bán nợ

02/03/2018 811 lượt xem    

Công văn Số: 58/TCT-CS
V/v: trích lập dự phòng

 

Kính gửi:

– Cục Thuế tỉnh Long An;
– Công ty TNHH mua bán nợ Hòa Bình.
(Địa chỉ: 159 Xa lộ Hà Nội, phường Điền Thảo, quận 2, TP Hồ Chí Minh)

 

TCT nhận được công văn số 13/2015/CTHT ngày 3/12/2015 của Công ty TNHH mua bán nợ Hòa Bình về:

Trích lập dự phòng đối với Khoản nợ tồn đọng. Về vấn đề này, sau khi báo cáo và có ý kiến của Lãnh đạo BTC, TCT có ý kiến như sau:

1. Về việc đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán nợ

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư tại công văn số 8672/BKHĐT-ĐKKD ngày 17/11/2014 thì ngành nghề kinh doanh mua bán nợ là ngành nghề nhạy cảm ảnh hưởng đến:

+ An ninh tài chính, tiền tệ

+ Trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có quy định về hoạt động mua bán nợ của các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc:

+ Ngân hàng thương mại

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc BTC

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh.nghiệp và không thuộc 3 đối tượng nêu trên thì hiện tại chưa có quy định về Điều kiện kinh doanh ngành nghề mua bán nợ áp dụng cho các đối tượng này.

Trên cơ sở báo cáo nêu trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 16/12/2014, Văn phòng Chính phủ có công văn 1055/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: trong thời gian chưa ban hành quy định về Điều kiện kinh doanh ngành nghề mua bán nợ sau khi Luật đầu tư (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, chưa cấp đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán nợ cho các doanh nghiệp khác hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Đề nghị Cục Thuế tỉnh Long An căn cứ tình hình cụ thể của Công ty TNHH mua bán nợ Hòa Bình phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Long An để làm rõ ngành nghề kinh doanh mua bán nợ của Công ty đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

2. Về việc trích lập dự phòng

– Tại Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của BTC hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các Khoản:

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+ Dự phòng tổn thất các Khoản đầu tư tài chính

+ Dự phòng nợ phải thu khó đòi

+ Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp hướng dẫn:

“Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.

1. Điều kiện: là các Khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các Điều kiện sau:

– Khoản nợ phải:

+ Có chứng từ gốc

+ Có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế; khế ước vay nợ; bản thanh lý hợp đồng; cam kết nợ; đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các Khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một Khoản tổn thất.

– Có đủ căn cứ xác định là Khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

2. Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các Khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng Khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các Khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:…”

Trường hợp Công ty TNHH mua bán nợ Hòa Bình có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật, Công ty có một số Khoản nợ mua về nhưng chưa bán được hoặc bán được nhưng đến hạn thanh toán mà chưa thu được tiền thì đều dược coi là Khoản nợ phải thu; do đó, các Khoản nợ phải thu này nếu đủ Điều kiện là Khoản nợ khó đòi (căn cứ vào thời hạn chưa trả nợ so với kỳ trả nợ) thì Công ty thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC nêu trên. Số trích lập dự phòng tối đa bằng số mà công ty đã bỏ tiền ra để mua nợ.

Đề nghị Cục Thuế tỉnh Long An căn cứ tình hình cụ thể của Công ty TNHH mua bán nợ Hòa Bình và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

TCT thông báo Cục Thuế tỉnh Long An và Công ty TNHH mua bán nợ Hòa Bình biết.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO