THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ

25/06/2021 796 lượt xem    

Công văn số 51239/CT-TTHT, ngày 12/6/2020
V/v xác định thu nhập chịu thuế TNCN đối với khoản tiền thuê nhà trả hộ cho NLĐ nước ngoài

Trả lời công văn số 20200501/CV-TNCN của Công ty TNHH V Media & Culture hỏi về việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền thuê nhà trả hộ cho người lao động nước ngoài, Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi; bổ sung một số điều của các Thông tư:

  • Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013
  • Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013
  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
  • Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013
  • Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014

Để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế hướng dẫn về người nộp thuế:

“Điều 1. Người nộp thuế

Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.

Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

…Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam; không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập”;…”

Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/201/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế:

Tại Khoản 2 Điều 11 sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế:

“đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc; thì thu nhập chịu thuế tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc căn cứ vào:

  • Tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao,
  • Tiền điện, nước và các dịch vụ khác

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

Tại Khoản 1 Điều 14 Sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công:

“Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 7

“a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (không bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ.

Trường hợp người sử dụng lao động áp dụng chính sách “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định” thì thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế không bao gồm “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định”.

Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê nhà thực tế phát sinh, “tiền nhà giả định” (nếu có)).”

Căn cứ Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn tính thuế đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

“Điều 18. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

  1. TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định = thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%.
  2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

…”

Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ:

Tại Khoản 5 Điều 10 quy định chung về khai thuế, tính thuế:

“Điều 10. Quy định chung về khai thuế, tính thuế

  1. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế

a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm; thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).

Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:

…”

Tại Điều 33 hướng dẫn xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

“Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:

a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.

b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về

2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế; tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:

a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).

b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.

c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này…”

Căn cứ các quy định trên,

Trường hợp Công ty TNHH V Media & Culture (sau đây gọi tắt là Công ty) có người lao động nước ngoài là cá nhân không cư trú tại Việt Nam được Công ty chi trả hộ tiền thuê nhà tại Việt Nam thì số tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC .

Trường hợp Công ty đã nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2019 nhưng phát hiện ra sai sót thì Công ty thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

Về số thuế TNCN nộp thừa, đề nghị Công ty thực hiện xử lý số tiền thuế TNCN nộp thừa theo quy định tại Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC nêu trên.

Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, đề nghị Công ty TNHH V Media & Culture liên hệ với Phòng Thanh kiểm tra thuế số 2 để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời để Công ty TNHH V Media & Culture được biết và thực hiện./.

Các bài viết có liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội,
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn
Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO