Thông tư số: 40/2020/TT-BTC

03/12/2020 512 lượt xem    

 Thông tư số: 40/2020/TT-BTC

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 174/2016/NĐ-CP NGÀY 30/12/2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KẾ TOÁN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 17/2012/NĐ-CP NGÀY 13/3/2012 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;

Căn cứ Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;

Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán và Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập qua biên giới phát sinh trong kỳ tại Việt Nam và tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập qua biên giới theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
  3. Doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam có liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
  4. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
  5. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán qua biên giới phát sinh trong kỳ tại Việt Nam và tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán qua biên giới.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Chế độ báo cáo định kỳ khi cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới

  1. Nội dung báo cáo định kỳ về việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài:
  2. a) Tên báo cáo: Tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới.
  3. b) Nội dung yêu cầu báo cáo:

– Thông tin về các bên liên danh;

– Danh sách kế toán viên hành nghề của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;

– Danh sách kế toán viên hành nghề được giao phụ trách phần việc thuộc trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán;

– Danh sách hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới giao kết trong giai đoạn 06 tháng;

– Tình hình chấp hành pháp luật Việt Nam.

  1. c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
  2. d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:

– Gửi trực tiếp;

– Gửi qua dịch vụ bưu chính;

– Gửi qua hệ thống thư điện tử;

– Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

  1. e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/7 năm báo cáo đối với báo cáo 6 tháng đầu năm; Chậm nhất là ngày 31/01 năm sau đối với báo cáo 6 tháng cuối năm.
  2. g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần.
  3. h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 của năm báo cáo, Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
  4. i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục số 01/BC ban hành kèm theo Thông tư này.
  5. k) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục số 01/BC ban hành kèm theo Thông tư này.
  6. l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Hàng năm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tổng hợp thông tin theo mẫu và gửi về Bộ Tài chính theo thời hạn quy định.
  7. Nội dung báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài:
  8. a) Tên báo cáo: Tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới.
  9. b) Nội dung yêu cầu báo cáo:

– Thông tin về các bên liên danh;

– Danh sách kế toán viên hành nghề được giao phụ trách phần việc thuộc trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán;

– Danh sách hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới giao kết trong giai đoạn 06 tháng.

  1. c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
  2. d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:

– Gửi trực tiếp;

– Gửi qua dịch vụ bưu chính;

– Gửi qua hệ thống thư điện tử;

– Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

  1. e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/7 năm báo cáo đối với báo cáo 6 tháng đầu năm; Chậm nhất là ngày 31/01 năm sau đối với báo cáo 6 tháng cuối năm.
  2. g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần.
  3. h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 của năm báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
  4. i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục số 02/BC ban hành kèm theo Thông tư này.
  5. k) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục số 02/BC ban hành kèm theo Thông tư này.
  6. l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Hàng năm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam tổng hợp thông tin theo mẫu và gửi về Bộ Tài chính theo thời hạn quy định.

Điều 4. Chế độ báo cáo định kỳ khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới

  1. Nội dung báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài:
  2. a) Tên báo cáo: Tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới.
  3. b) Nội dung yêu cầu báo cáo:

– Thông tin về các bên liên danh;

– Danh sách kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài;

– Danh sách kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách phần việc thuộc trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng kiểm toán;

– Danh sách hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới giao kết trong giai đoạn 06 tháng;

– Tình hình chấp hành pháp luật Việt Nam.

  1. c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
  2. d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:

– Gửi trực tiếp;

– Gửi qua dịch vụ bưu chính;

– Gửi qua hệ thống thư điện tử;

– Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

  1. e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/7 năm báo cáo đối với báo cáo 6 tháng đầu năm; Chậm nhất là ngày 31/01 năm sau đối với báo cáo 6 tháng cuối năm.
  2. g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần.
  3. h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 của năm báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
  4. i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục số 03/BC ban hành kèm theo Thông tư này.
  5. k) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục số 03/BC ban hành kèm theo Thông tư này.
  6. l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Hàng năm, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tổng hợp thông tin theo mẫu và gửi về Bộ Tài chính theo thời hạn quy định.
  7. Nội dung báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp kiểm toán toán nước ngoài:
  8. a) Tên báo cáo: Tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới.
  9. b) Nội dung yêu cầu báo cáo:

– Thông tin về các bên liên danh;

– Danh sách kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách phần việc thuộc trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng kiểm toán;

– Danh sách hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới giao kết trong giai đoạn 06 tháng.

  1. c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam có liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
  2. d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:

– Gửi trực tiếp;

– Gửi qua dịch vụ bưu chính;

– Gửi qua hệ thống thư điện tử;

– Các phương thức khác theo quy định của pháp luật,

  1. e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/7 năm báo cáo đối với báo cáo 6 tháng đầu năm; Chậm nhất là ngày 31/01 năm sau đối với báo cáo 6 tháng cuối năm.
  2. g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần.
  3. h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 của năm báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm dược tính từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
  4. i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục số 04/BC ban hành kèm theo Thông tư này.
  5. k) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục số 04/BC ban hành kèm theo Thông tư này.
  6. l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Hàng năm, doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam tổng hợp thông tin theo mẫu và gửi về Bộ Tài chính theo thời hạn quy định.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020.
  2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO