Mục lục bài viết
- 1 Công văn 95657/CT-TTHT năm 2020
- 2 Về kê khai hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chương trình, dự án hỗ trợ phát triển, trợ giúp nhân đạo tại Việt Nam
- 2.1 – Căn cứ khoản 19 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
- 2.2 – Căn cứ tiết b điểm 6 khoản 3 điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016
- 2.3 – Căn cứ Điều 51 Chương II Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
- 2.4 – Căn cứ Điều 4 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính
- 2.5 – Căn cứ Luật số Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- 2.6 – Căn cứ Giấy đăng ký thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam số 01/CNV-VPĐD ngày 12/04/2018 của Cục Ngoại vụ – Bộ Ngoại giao
- 2.7 Căn cứ các quy định trên; Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về chính sách thuế hoàn GTGT hàng viện trợ nhân đạo như sau:
- 2.8 Lưu ý:
- 2.9 Các bài viết liên quan:
- 2.10 Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công văn 95657/CT-TTHT năm 2020
Về kê khai hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chương trình, dự án hỗ trợ phát triển, trợ giúp nhân đạo tại Việt Nam
Trả lời công văn số 46/AEA/2020 đề ngày 14/09/2020 của Văn phòng dự án tại Hà Nội Việt Nam Tổ chức Aide et Action (AeA) hỏi về chính sách thuế hoàn GTGT hàng viện trợ nhân đạo, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
– Căn cứ khoản 19 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
Hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT:
“19. Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:
e) Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Thủ tục để các tổ chức quốc tế; người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo; viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế; người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng; trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế; người nước ngoài mua hàng hóa; dịch vụ để viện trợ nhân đạo; viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam; số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính về khoản viện trợ này.
Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn; trên hóa đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức; cá nhân nước ngoài; tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại; viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế. Trường hợp tổ chức; cá nhân nước ngoài; tổ chức quốc tế mua hàng hóa; dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại; viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư này.”
– Căn cứ tiết b điểm 6 khoản 3 điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016
Hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng; Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về Thuế:
“6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình; dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
…b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức; cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa; dịch vụ phục vụ cho chương trình; dự án viện trợ không hoàn lại; viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hóa, dịch vụ đó.”
– Căn cứ Điều 51 Chương II Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về hoàn thuế đối với tổ chức; cá nhân nước ngoài; tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo; viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa; dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:
“1. Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT
Các tổ chức, cá nhân nêu trên thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn.
2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT
– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bảng kê hóa đơn; chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01–1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Văn bản phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (bản chụp có xác nhận của người nộp thuế);
– Văn bản xác nhận của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương) hoặc của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài nêu rõ: tên tổ chức viện trợ; giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý viện trợ.”
– Căn cứ Điều 4 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính
Hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định:
4. Bãi bỏ các nội dung liên quan đến Bảng kê hóa đơn; chứng từ hàng hóa; dịch vụ mua vào; bán ra và các nội dung quy định về tỷ giá khi xác định doanh thu, giá tính thuế tại:
– Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ…”
– Căn cứ Luật số Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
+ Tại Điều 71 quy định về khai hồ sơ hoàn thuế:
“1. Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế lập và gửi hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.
2. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
b) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.”
+ Tại Điều 151 quy định về điều khoản thi hành;
“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về hóa đơn; chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2022; khuyến khích cơ quan; tổ chức; cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn; chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
3. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 152 của Luật này.
4. Căn cứ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Chính phủ quy định việc áp dụng quy định quản lý khoản thu về thuế của Luật này để quản lý thu đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và quy định về quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết của những doanh nghiệp có quan hệ liên kết.”
– Căn cứ Giấy đăng ký thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam số 01/CNV-VPĐD ngày 12/04/2018 của Cục Ngoại vụ – Bộ Ngoại giao
Về việc chấp thuận cho tổ chức Aide et Action (AeA) được thành lập văn phòng dự án tại Hà Nội để thực hiện các chương trình/dự án hỗ trợ phát triển và/hoặc trợ giúp nhân đạo.
Căn cứ các quy định trên; Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về chính sách thuế hoàn GTGT hàng viện trợ nhân đạo như sau:
Trường hợp AeA là tổ chức phi chính phủ nước ngoài trực tiếp mua hàng hóa; dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại; viện trợ nhân đạo cho Việt Nam thì không phải chịu thuế GTGT. Trường hợp tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức; cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa; dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo; viện trợ không hoàn lại với giá đã có thuế GTGT thì được hoàn lại số thuế GTGT đã trả theo quy định tại tiết b điểm 6 khoản 3 điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC.
Về thủ tục, hồ sơ hoàn thuế:
Được thực hiện như đối với trường hợp tổ chức Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam để viện trợ theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các khoản tiền, hàng viện trợ cho Việt Nam; các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ và Tờ khai xác nhận viện trợ được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một căn cứ để cơ quan thuế xem xét và thực hiện việc hoàn thuế; miễn thuế.
Trường hợp AeA mua hàng hóa; dịch vụ để sử dụng cho hoạt động của văn phòng tại Việt Nam (bao gồm: thuê văn phòng; mua văn phòng phẩm; máy tính…), số thuế GTGT mua vào không phục vụ cho chương trình; dự án viện trợ không hoàn lại; viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì không được hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định.
Lưu ý:
Từ ngày 01/07/2020, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội có hiệu lực thi hành. Hiện nay; Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Cục thuế TP Hà Nội sẽ đăng tải nội dung trên trang web http://hanoi.gdt.gov.vn hướng dẫn người nộp thuế khi các văn bản được ban hành.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế; trường hợp còn vướng mắc, đơn vị liên hệ với Phòng quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Văn phòng dự án tại Hà Nội Việt Nam Tổ chức Aide et Action được biết và thực hiện./.
Chúc các bạn thành công.!
Các bài viết liên quan:
- HD lập hoá đơn thuế GTGT hàng viện trợ nhân đạo,viện trợ k hoàn lại
- Quy định về công ty nộp thuế thay cá nhân người nước ngoài thuế TNCN
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Hãng kiểm toán Calico
- Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội,
- Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
- VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Hotline: 0966.246.800
- Email: calico.vn@gmail.com
- Website: KiemToanCalico.com | www.calico.vn