Hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Pa-na-ma

23/01/2018 706 lượt xem    

Bạn đã biết gì về một số điểm đãng lưu ý cũng như Hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Pa-na-ma chưa? Bài viết sau sẽ tóm tắt cho các bạn về Thông tin và Hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Pa-na-ma theo hướng dẫn tại Công văn số 795/TCT-HTQT ngày 10 tháng 3 năm 2017, cụ thể như sau:

– Căn cứ vào kết quả hoàn thành các thủ tục pháp lý để các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước có hiệu lực.

– Căn cứ Điều 27 (Hiệu lực) của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pa-na-ma về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký tại Hà Nội ngày 30/8/2016.

Việc ký kết hiệp định này sẽ góp phần ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Panama.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, việc ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Panama có ý nghĩa rất to lớn, góp phần thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Panama, tạo ra một môi trường pháp lý về thuế rõ ràng, ổn định để các nhà đầu tư Panama và Việt Nam mở rộng các hoạt động kinh doanh – đầu tư, đồng thời qua đó gián tiếp tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ La Tinh.

Ông Servio S.Samudio B cho biết, ông rất vui mừng khi được đại diện Chính phủ nước Cộng hoà Panama ký kết hiệp định này. Đại sứ Panama cho biết, Việt Nam là nước thứ 3 tại Đông Nam Á mà Panama tham gia ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Điều này cho thấy, cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới đây sẽ có bước tiến mới.

Về quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, theo thống kê, năm 2015 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 268,8 triệu USD, nhập khẩu đạt 23,38 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như: máy móc nông nghiệp, sản phẩm gỗ, giầy dép, dệt may, sản phẩm chất dẻo, hàng mây tre cói, túi xách, ví, va li, mũ, ô dù, xe đạp và phụ tùng; các mặt hàng nhập khẩu từ Panama như: chất dẻo, nguyên liệu, gỗ và sản phẩm gỗ.

Hai bên còn nhiều tiềm năng có thể tăng cường hợp tác với nhau trên các lĩnh vực thương mại, vận tải hàng hải, nông nghiệp, y học cổ truyền… Hiện có một số công ty Việt Nam đã và đang xúc tiến mở văn phòng đại diện tại Panama và khu thương mại tự do Cô-lôn.

Về đầu tư, tính đến ngày 20/7/2016, Panama xếp thứ 52/115 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 10 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 60,7 triệu USD. Việc ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Panama, tạo môi trường pháp lý và sức hấp dẫn đối với sự hợp tác, phát triển vì sự thịnh vượng chung của hai nước nói riêng và các nhà đầu tư trong khu vực nói chung.

Đặc biệt về phía Việt Nam, sau khi hiệp định thuế được ký kết và có hiệu lực (dự kiến áp dụng thực hiện từ ngày 1/1/2017), cơ quan thuế Việt Nam sẽ có căn cứ pháp lý để tiến hành trao đổi thông tin với cơ quan thuế Panama phục vụ công tác quản lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước trong quá trình kinh doanh và đầu tư.

– Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết ngày có hiệu lực và ngày áp dụng thực hiện của Hiệp định trên như sau:

Ngày Hiệp định có hiệu lực: từ ngày 14/02/2017.

Ngày áp dụng thực hiện tại Việt Nam: từ ngày 01/01/2018.

Ngày áp dụng thực hiện tại Pa-na-ma: từ ngày 01/01/2018.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO