Chính sách thuế TNCN năm 2019

02/07/2019 1368 lượt xem    

Bản tin chính sách thuế TNCN năm 2019 cung cấp thông tin tóm lược dựa trên những văn bản pháp luật về thuế và thông lệ về thuế hiện hành, bao gồm một số dự thảo, tính đến thời điểm 31/12/2018. Việc áp dụng các quy định có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp và từng giao dịch cụ thể, do đó xin quý vị vui lòng liên hệ với Hãng kiểm toán Calico để được tư vấn cụ thể.

Đối tượng cư trú thuế

Đối tượng cư trú thuế là các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (bao gồm có nơi ở được đăng ký trên thẻ thường trú /tạm trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế đối với người nước ngoài) và không thể chứng minh là đối tượng cư trú thuế ở nước khác.

Đối tượng cư trú thuế chịu thuế TNCN đối với mọi khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài Việt Nam không phân biệt nơi trả hoặc nhận thu nhập. Thu nhập từ tiền lương / tiền công chịu thuế theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần. Thu nhập khác được tính thuế theo các mức thuế suất khác nhau.

Các cá nhân không đáp ứng điều kiện để trở thành đối tượng cư trú được xem là đối tượng không cư trú. Đối tượng không cư trú nộp thuế TNCN theo mức thuế suất 20% trên thu nhập từ tiền lương / tiền công liên quan đến Việt Nam, và theo các thuế suất khác nhau đối với thu nhập ngoài tiền công, tiền lương của họ. Tuy nhiên, việc đánh thuế một số loại thu nhập này cần được tham chiếu đến một số điều khoản quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam.

Năm tính thuế

Năm tính thuế của Việt Nam là năm dương lịch. Tuy nhiên, trường hợp một cá nhân ở tại Việt Nam ít hơn 183 ngày trong năm dương lịch đầu tiên đến Việt Nam, năm tính thuế đầu tiên sẽ là 12 tháng liên tục tính từ ngày cá nhân đó đến Việt Nam lần đầu. Sau đó, năm tính thuế là năm dương lịch.

Thu nhập từ tiền lương/tiền công

Định nghĩa về thu nhập chịu thuế từ tiền lương/tiền công rất rộng và bao gồm tất cả các khoản thù lao bằng tiền mặt và các lợi ích. Tuy nhiên, những khoản sau đây không phải chịu thuế:

  • Khoán chi tiền công tác phí;
  • Khoán chi tiền cước điện thoại, văn phòng phẩm;
  • Trang phục (có định mức nếu được thanh toán bằng tiền mặt);
  • Tiền lương ngoài giờ, làm việc ban đêm (phần thanh toán thêm trên mức tiền công bình thường, không phải là toàn bộ số tiền thanh toán cho việc làm thêm giờ/ làm ca đêm);
  • Trợ cấp một lần cho việc chuyển vùng

+ Từ Việt Nam đi ra nước ngoài đối với người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

+ Đến Việt Nam đối với nhân viên nước ngoài đến Việt Nam làm việc

+ Đến Việt Nam đối với người Việt Nam cư trú dài hạn tại nước ngoài về Việt Nam làm việc;

  • Phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại;
  • Tiền vé máy bay khứ hồi cho nhân viên nước ngoài và người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần;
  • Học phí đến bậc trung học tại Việt Nam cho con người nước ngoài và tại nước ngoài cho con người Việt Nam làm việc ở nước ngoài;
  • Đào tạo;
  • Ăn giữa ca (có định mức nếu được thanh toán bằng tiền mặt);
  • Một số lợi ích bằng hiện vật được sử dụng chung cho tập thể người lao động (ví dụ: phí hội viên, chi phí vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe);
  • Tiền vé máy bay cho người lao động làm việc luân chuyển theo chu kỳ đặc thù của một số ngành (ví dụ: dầu khí, khai khoáng);
  • Khoản đóng góp của người sử dụng lao động cho các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc ở Việt Nam và nước ngoài không có tích lũy về phí bảo hiểm (ví dụ: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn); và Khoản tiền / hiện vật cho đám hiếu, hỉ (có định mức).

Có các điều kiện và định mức áp dụng đối với các khoản miễn thuế nói trên.

Thu nhập ngoài tiền lương/ tiền công

  • Thu nhập ngoài tiền lương/tiền công chịu thuế bao gồm:
  • Thu nhập từ kinh doanh (bao gồm thu nhập từ cho thuê nhà) trên 100 triệu đồng/năm;
  • Thu nhập từ đầu tư vốn (ví dụ: tiền lãi, cổ tức);
  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn;
  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản;
  • Thu nhập từ thừa kế trên 10 triệu đồng;
  • Thu nhập từ trúng thưởng/ quà tặng trên 10 triệu đồng (không bao gồm thu nhập từ trúng thưởng casino);
  • Thu nhập từ bản quyền/ nhượng quyền thương mại/ quyền sở hữu trí tuệ/ quà tặng trên 10 triệu đồng.

Thu nhập không chịu thuế

  • Thu nhập không chịu thuế bao gồm:
  • Tiền lãi nhận được từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng / ngân hàng hoặc từ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
  • Tiền bồi thường được thanh toán theo các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ/ phi nhân thọ;
  • Tiền lương hưu được thanh toán theo Luật Bảo hiểm xã hội (hoặc luật nước ngoài tương đương);
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên trực tiếp trong gia đình;
  • Tiền thừa kế / quà tặng giữa các thành viên trực tiếp trong gia đình;
  • Tiền lương hưu hàng tháng được thanh toán theo các chế độ bảo hiểm tự nguyện;
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế;
  • Thu nhập từ trúng thưởng trong các casino.

Khấu trừ thuế đã nộp tại nước ngoài

Đối với đối tượng cư trú thuế có thu nhập phát sinh tại nước ngoài, tiền thuế TNCN đã trả ở nước ngoài trên phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài sẽ được trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.

Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Các khoản đóng góp của người lao động theo chế độ bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp bắt buộc;
  • Các khoản đóng góp theo các chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện trong nước (có định mức);
  • Các khoản đóng góp của người lao động vào một số tổ chức từ thiện được phê duyệt;
  • Các khoản giảm trừ:

+ Giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng

+ Giảm trừ cho người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc. Để được hưởng phần giảm trừ cho người phụ thuộc, người nộp thuế cần đăng ký người phụ thuộc đủ điều kiện để giảm trừ và cung cấp hồ sơ chứng minh cho cơ quan thuế

Thuế suất

Nhóm 1: Đối tượng cư trú – thu nhập từ tiền lương/tiền công

Thu nhập chịu thuế/năm (triệu đồng)

Thu nhập chịu thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất

0 – 60

0 – 5 5%

60 – 120

5 – 10

10%

120 – 216

10 – 18 15%

216 – 384

18 – 32 20%
384 – 624 32 – 52

25%

624 – 960

52 – 80

30%

Trên 960 Trên 80

35%

 

Nhóm 2: Đối tượng cư trú – thu nhập khác

Loại thu nhập chịu thuế

Thuế suất

Thu nhập từ kinh doanh

0,5%-5% ( tùy loại hình kinh doanh)

Tiền lãi (không bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng)/ cổ tức

5%

Bán chứng khoán

0,1% giá trị chuyển nhượng

Chuyển nhượng vốn

20% lợi nhuận thuần

Chuyển nhượng bất động sản

2% giá trị chuyển nhượng

Thu nhập từ bản quyền

5%

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

5%

Thu nhập từ trúng thưởng

10%

Thu nhập từ thừa kế/ quà tặng

10%

 

Nhóm 3: Đối tượng không cư trú

Loại thu nhập chịu thuế

Thuế suất

Thu nhập từ tiền lương/tiền công

20%

Thu nhập từ kinh doanh

1%-5% (tùy loại hình kinh doanh)

Tiền lãi (không bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng)/ cổ tức

5%

Bán chứng khoán/ Chuyển nhượng vốn

0,1% giá trị chuyển nhượng

Chuyển nhượng bất động sản

2% giá trị chuyển nhượng

Thu nhập từ bản quyền

5%

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

5%

Thu nhập từ trúng thưởng

10%

Thu nhập từ thừa kế/ quà tặng

10%

 

Đăng ký, kê khai, nộp thuế

Mã số thuế

Cá nhân có thu nhập chịu thuế phải có mã số thuế riêng. Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương/ tiền công phải nộp hồ sơ đăng ký thuế cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sau đó sẽ nộp hồ sơ này cho cơ quan thuế địa phương. Cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế khác phải nộp hồ sơ đăng ký thuế tại chi cục thuế địa phương nơi họ cư trú.

Kê khai thuế và nộp thuế

Đối với thu nhập từ tiền lương/ tiền công, thuế TNCN phải được kê khai và tạm nộp hàng tháng hoặc hàng quý chậm nhất là vào ngày 20 của tháng sau hoặc chậm nhất là vào ngày 30 của tháng tiếp sau quý kê khai. Số thuế đã nộp sẽ được đối chiếu với tổng số nghĩa vụ thuế phải trả tính tại thời điểm cuối năm. Tờ khai quyết toán thuế phải được nộp và số thuế còn phải trả thêm phải được trả trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tính thuế.

Nhân viên người nước ngoài phải thực hiện quyết toán thuế TNCN khi chấm dứt nhiệm kỳ công tác Việt Nam và trước khi rời khỏi Việt Nam. Nhân viên nước ngoài nên kiểm tra việc thanh toán thuế để chắc chắn thuế được đóng đầy đủ.Tiền thuế nộp thừa chỉ được hoàn đối với trường hợp cá nhân có mã số thuế.

Các công ty Việt Nam có nghĩa vụ nộp thông báo đến cơ quan thuế địa phương để cung cấp thông tin của các nhân viên của nhà thầu nước ngoài đến Việt Nam để cung cấp dịch vụ (bao gồm tên, thông tin về thu nhập, số hộ chiếu, v.v.) ít nhất 7 ngày trước khi cá nhân bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Đối với thu nhập ngoài tiền lương / tiền công, các cá nhân phải kê khai và nộp thuế TNCN cho từng loại thu nhập chịu thuế ngoài tiền lương / tiền công. Theo quy định hiện hành về thuế TNCN, cá nhân phải kê khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập (ngoại trừ thu nhập từ cho thuê tài sản có thể kê khai và nộp thuế một lần theo năm).

Nguồn: Tax Pocket 2019

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO